Có nên cướp lộc chúng sinh?
GiadinhNet - Với quan niệm “có lộc” sẽ may mắn, nên nhiều khóa lễ cúng Vu lan, cúng chúng sinh ở chùa thường có nhiều người tranh nhau cướp lộc. Sự thực thì cướp lộc sẽ may mắn hay ngược lại?

Sư thầy chưa tuyên hoàn mãn lễ, người dân đã tranh nhau cướp lộc
Tháng xá tội vong nhân, nhiều chùa thường lập các đàn lễ cúng Vu lan báo hiếu cha mẹ, cúng chúng sinh cho những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian, chưa được bắc cầu siêu độ. Mâm cúng gồm vàng mã, hoa quả, bỏng ngô, khoai, ngô luộc, sắn luộc, kẹo bánh, gạo muối, nước mía… và cháo loãng.
Với quan niệm “có lộc” sẽ may mắn, nên gần đây tình trạng người dân chen nhau giẫm đạp, ẩu đả để giành giật hoa quả, bánh trái... sau khóa lễ ở chùa diễn ra nhiều. Thậm chí cướp lộc xảy ra cả chùa lớn, khi nhạc chưa dứt, sư thầy chủ đàn chưa tuyên hoàn mãn lễ thì nhiều Phật tử đã bỏ chỗ đi nhặt lễ vật cho vào túi riêng. Rồi thanh niên, trung niên, người già, trẻ nhỏ đua nhau chen lấn, mạnh ai nấy nhặt, vơ cả thùng xốp đồ lễ để gom lộc khiến hoa quả giành được tróc vỏ, bẹp vì tranh giành. Họ không phải đói khát, nhưng vẫn cố cướp lộc ở các đàn lễ lấy may. Có nơi các nhà sư phải dùng gậy xua dòng người đổ xô vào cướp lộc.
Cướp lộc có thể gây họa vì đã có nhưng hành động nhảy lên tranh lộc gây hỗn loạn, có thể nguy hại đến những người xung quanh. Việc giẫm đạp lên nhau để giành lộc có thể đè bẹp, chèn ép những đứa trẻ, người già yếu trong dòng người, mất hết uy nghiêm chốn cửa Phật, mất hết ý nghĩa của đàn lễ trước đó.
“Một miếng lộc Thánh bằng gánh lộc trần"?
Có nhiều tài liệu Hán Nôm ghi lại từ thời Lê, Trịnh, Nguyễn đã có đàn Lục Thủy cúng thí thực, nhằm bảo dương hộ âm cho tướng sĩ bại vong, nhưng chưa thấy tài liệu nói sau các buổi lễ cúng thí thực có tục xin lộc, cướp lộc. Tục này có thể do các quan niệm dân gian lưu truyền, coi đó là sự may mắn. Nhưng việc cướp lộc xưa không hỗn loạn, tranh cướp như bây giờ, nhất là ở chốn chùa chiền.
Nhiều nhà văn hóa, tâm linh cho rằng, lộc có được là do nhân duyên nghiệp báo, không phải đi giành giật mà có. Ai đi lễ cũng muốn có lộc, nhất là lộc Phật trong ngày lễ lớn. Những người đi lễ cần được hướng dẫn cách thức lễ, xin lộc có văn hóa. Ngay cả khi việc xin lộc, cướp lộc đã là tập quán lâu đời thì cách thức xin lộc cũng cần thực hiện có văn hóa và an toàn.
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, tập khí của người dân và các chúng sinh là tham sân si, vì vậy họ mới đến chùa để nghe sự chỉ dạy tận tình của các bậc tu hành Chánh pháp. Nếu đến chùa mà họ không được nghe giảng Chánh pháp (như đến trường không được học văn hóa, kiến thức...), mà chỉ nghe tuyên truyền “một miếng lộc Thánh bằng gánh lộc trần” thì tham sân si trỗi dậy, dẫn đến hành vi cướp lộc. Việc suy nghĩ các thứ cúng kiếng là lộc Phật, lộc Thánh, lộc Trời cũng nảy sinh cướp lộc. Cách ban lộc bằng cách nghi thức tung lên cho mọi người – cũng khơi dậy sự tranh cướp, lòng tham sân si. Người cướp được nhiều lộc thì hỷ hả, người không cướp được thì buồn sầu vì nghĩ rằng năm nay mình không may mắn.
Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc tranh cướp lộc cho thấy các Phật tử chưa ý thức được ý nghĩa của đàn lễ. Các sư thầy cần hướng dẫn phổ thí cho chúng sinh trong lễ đó. Ban tổ chức nên nhắc nhở người dự khóa lễ thực hiện đúng nghiêm túc cho khóa lễ hoàn mãn. Lộc thì ai đến chùa cũng muốn có, nhưng phải làm tuần tự, tạo tôn nghiêm.
Ai cướp lộc, ngạ quỷ sẽ theo về?
Theo Phật tử Phú Đạt (đạo tràng chùa Thiên Niên), các đạo tràng nơi chùa chiền được các sư thầy hướng dẫn rõ là lộc Phật là ở trong tâm, tâm tốt ắt có lộc, một tí cũng là lộc nên họ đón nhận lộc rất tuần tự, không có sự tranh giành nhau. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người họ cũng ngồi chờ, hoặc xếp hàng để đến lượt sư thầy ban lộc.
Tại các đàn lễ lớn, cuối buổi lễ tất cả Phật tử được Ban tổ chức hướng dẫn ngồi tại chỗ, có người đem mâm lộc tới phát cho từng người. Mỗi người nhận một cái bánh, hay kẹo, hộp sữa... ăn thường để lại một tí rồi bỏ tập trung vào mâm, đem ra ngoài cho chim chóc, kiến bọ… là các chúng sinh cùng hưởng.
Cũng theo ông Vũ Thế Khanh, lộc Phật có cả thực vị và pháp vị. Thực vị là các đồ thực phẩm mang đến. Pháp vị là các lời cầu nguyện, trì chú của các thầy. Lộc Phật là lộc “giác ngộ”, là trí tuệ được tăng trưởng, là đạo lực được viên thông. Lộc là do bản thân tu dưỡng đạo đức, tâm địa lương thiện, sống tốt những người xung quanh. Người có tâm tốt, hành động đẹp ắt gặp nhiều may mắn.
Những thứ cúng kiếng xuất phát không phải là "lộc Phật", mà là "lộc chúng sinh", là lộc phàm do chúng sinh dâng cúng. Đi lễ chùa mà chỉ hướng về lộc phàm – thì sẽ không tốt vì những thứ do cướp giật mà có không thể là lộc Phật, lộc Thánh, mà chỉ là lộc của quỷ đói, nên ai cướp giật thì ngạ quỷ sẽ theo về.
Trước kia đêm Giao thừa là mọi người đến chùa "hái lộc" làm trơ trọi cả các cây trong chùa, chẳng ai ngăn họ được.
Nhưng khi các nhà tâm linh, báo chí, truyền thông nói cho dân biết rằng: "Đêm Giao thừa, các cô hồn, ngạ quỷ thường về chùa, bám vào các cành cây. Nếu hái cành lộc về thì ngạ quỷ về theo, ấy là chưa kể việc vặt trụi các lộc non của cây là làm cụt lộc…” - thì chẳng ai dám "hái lộc" mang về nữa.
Ông Vũ Thế Khanh
(Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA)
Uyển Hương – Phương Thuận

Về già, muốn sống yên ổn bên con cháu, cha mẹ chỉ cần nhớ 3 'KHÔNG'
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay nhà cửa, thứ quý giá nhất mà cha mẹ cần gìn giữ khi về già chính là sự an yên trong tâm hồn và hòa khí trong gia đình. Muốn vậy, đôi khi cần biết "buông" đúng lúc.

6 thói quen khiến người EQ thấp 'lộ mặt'
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Người EQ thấp hay nói những điều to tát, tỏ ra sắc sảo và tự tin nhưng kỳ thực lại thiếu một kỹ năng quan trọng: sự tinh tế trong ứng xử.

Rước cô hàng xóm trong 30 giây, chú rể Bắc Ninh kể loạt chuyện thú vị ngày cưới
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcNgày đón dâu, chú rể Bắc Ninh liên tục được bạn bè nhắc nhở “đi chậm chậm thôi kẻo đón dâu nhanh quá”.

Thích thì nói, ghét thì lặng lẽ biến mất: 5 cung hoàng đạo ghét cay ghét đắng trò 'thả thính' vô nghĩa
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Dù chuyện tình cảm luôn phức tạp và nhiều mập mờ, nhưng với 5 cung hoàng đạo này, họ yêu ghét rõ ràng. Không lấp lửng, không giả vờ rung động và cực ghét "thả thính" chỉ để chơi đùa với trái tim người khác.

Cô dâu Ê Đê dẫn nhà gái đi đón chú rể Đan Mạch, đám cưới rộn ràng khắp buôn làng
Gia đình - 21 giờ trướcHình ảnh chú rể Đan Mạch mặc trang phục truyền thống của người Ê Đê cùng cô dâu về nhà khiến người xem thích thú.

3 kiểu 'lỡ miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con cái gặp họa
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 3 "bí mật" về con cái mà cha mẹ EQ thấp thường tiết lộ, trong khi những bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ tuyệt đối giữ kín.

Con trai thất lạc 45 năm trở về, hé lộ sự thật bất ngờ về người dưới mộ
Gia đình - 1 ngày trướcThất lạc suốt 45 năm, từng bị gia đình nghĩ là đã qua đời, người đàn ông bất ngờ trở về trong vòng tay ruột thịt.

Bà lão 65 tuổi thuê nhà ra ở riêng sau 7 năm hi sinh: Bài học đắt giá cho mẹ chồng sống chung với con dâu
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng yêu thương và hết lòng vì con dâu như con ruột, người mẹ 65 tuổi vẫn phải cay đắng rời nhà con.

Bị con trai bỏ mặc suốt 15 năm, bà lão quyết định trao 2 tỷ đồng cho cháu trai sau một câu nói đầy ẩn ý
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chỉ một câu nói của người cháu trai đã khiến bà thay đổi toàn bộ kế hoạch, để lại cho đời một bài học đáng suy ngẫm.

Đại gia chi đậm thuê máy bay, tổ chức đám cưới trên trời
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcUAE - Chú rể thuê một chiếc máy bay Boeing 747-400 để tổ chức hôn lễ ở độ cao hơn 8.500m, đánh dấu một đám cưới độc nhất vô nhị giữa trời.

5 chòm sao được 'vũ trụ nâng đỡ' cuối tháng 7: May mắn, tiền bạc và cơ hội đồng loạt gõ cửa
Gia đìnhGĐXH - Bạn có đang thuộc nhóm những chòm sao được "thiên thời – địa lợi" hậu thuẫn trong những ngày cuối tháng 7 này?