Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên ngủ chung với người bị đau mắt đỏ?

Thứ năm, 15:46 14/09/2023 | Bệnh thường gặp

Miễn dịch với virus đau mắt đỏ sau mắc bệnh khoảng 2 tháng nên một người có thể tái mắc bệnh trong cùng một vụ dịch

Trong 1 tháng trở lại đây, tại nhiều địa phương, số ca mắc đau mắt đỏ tăng cao. Cùng đó, dịch bệnh đau mắt đỏ năm nay được đánh giá là có nhiều trường hợp biến chứng nặng và lâu khỏi.

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), tuần gần đây nhất ghi nhận 800 ca đau mắt đỏ đến khám. Trung bình 100 bệnh nhân khám thì có khoảng 30 ca là đau mắt đỏ.

Có nên ngủ chung với người bị đau mắt đỏ? - Ảnh 1.

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Tiến sĩ - bác sĩ Hoàng Cương, Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết những ngày qua số trẻ mắc đau mắt đỏ đến khám vẫn tăng trong khi các năm trước thời điểm năm học hầu như không ghi nhận các ca đau mắt đỏ ở học sinh. 

"Chúng tôi cũng nhận được thông tin nói rằng bệnh đau mắt đỏ năm nay lâu khỏi hơn, nhưng có thể là cảm nhận cá nhân. Thực tế, bệnh nhân đi khám thường là người lâu khỏi mới đến bác sĩ khám. Do đó, nếu chỉ ghi nhận tại bệnh viện thường là các ca bệnh lâu khỏi" - bác sĩ Cương giải thích.

Liên quan đến kết quả nghiên cứu của phòng xét nghiệm ở TP HCM vừa công bố về chủng enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ, đại diện Bệnh viện Mắt Trung ương cho rằng số lượng cỡ mẫu 39 bệnh nhân đau mắt đỏ chưa đủ để đại diện cho cộng đồng, chưa thể là công bố dịch tễ. "Về cơ bản, 2 virus tìm thấy không có gì bất thường và bản thân các virus này cũng là lành tính, hiện chưa quá lo ngại về độc lực" - bác sĩ Cương nói.

Tuy nhiên, bác sĩ Cương cũng lưu ý dù chưa có thống kê chính thống về tỉ lệ biến chứng nhưng thực tế đã ghi nhận các trường hợp biến chứng do tự điều trị hoặc đến khám muộn, vì thế không nên chủ quan khi bị đau mắt đỏ.

Có nên ngủ chung với người bị đau mắt đỏ? - Ảnh 3.

Bác sĩ cảnh báo đau mắt đỏ dễ lây lan do tiếp xúc gần

Đưa ra khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ, bác sĩ Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, lưu ý đau mắt đỏ dễ lây qua tiếp xúc, lây qua đường tay - mắt: Tay bệnh nhân chạm vào mắt, nhiễm mầm bệnh, rồi tay chạm vào các vật dụng khác làm vương vãi mầm bệnh... Do đó, khi bị đau mắt đỏ nên cách ly tương đối và tránh ngủ chung với người bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, tuy nhiên virus này dễ dàng lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp nên có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần. Ngoài ra, các bác sĩ cũng lưu ý người bị đau mắt đỏ không đi bơi, hạn chế đến các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị... để tránh lây bệnh cho người khác.

Bác sĩ Cương cho biết virus gây bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây mạnh nhất khi xuất hiện các triệu chứng toàn phát ở thời điểm mắc, từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, nhưng 3 ngày đầu mới mắc (trong giai đoạn ủ bệnh) và 3 ngày sau khỏi vẫn có khả năng lây, do đó tổng thời gian nguy cơ làm lây lan sang người khác khoảng 2 tuần. Trẻ em mắc bệnh nên nghỉ học, vì đến lớp rất dễ lây nhiễm cho các bạn.

Thời gian miễn dịch với virus đau mắt đỏ sau mắc bệnh kéo dài trong 2 tháng nên đã mắc bệnh cũng có thể tái mắc trong một vụ dịch.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Theo Báo cáo Viêm gan Toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do viêm gan siêu vi ngày càng gia tăng. Căn bệnh này là nguyên nhân lây nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao…

Top