Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên xét nghiệm toàn bộ để phát hiện bệnh sớm: Hãy nghe lời khuyên của BS trước khi làm

Thứ năm, 07:25 21/02/2019 | Sống khỏe

Tôi hay bị yêu cầu thử máu toàn bộ cho mấy bệnh nhi của tôi để coi có bệnh gì không. Dĩ nhiên tôi từ chối vì chuyện đó là không khả thi và không có lợi ích gì hết.

Mấy thập kỷ qua, khoa học tiến bộ thần tốc, gần như bệnh gì cũng có xét nghiệm thử ra, vậy sao chúng ta không thử hết mọi người xem có bệnh hay không để mà trị sớm?

Đó là vì thực tế chuyện đời đâu đơn giản vậy. Không phải cứ bỏ tiền ra xét nghiệm toàn bộ là phát hiện được bệnh sớm, chữa sớm, bảo đảm mạnh khoẻ. Ngược lại trong một số trường hợp còn là tự hại mình nữa. Tôi sẽ cố gắng giải thích đơn giản vấn đề tầm soát bệnh tật.

Trước hết nên phân biệt xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm chẩn đoán là khi một người có triệu chứng của một bệnh nào đó và được làm xét nghiệm để xác định bệnh này. Còn xét nghiệm tầm soát là khi một người không hề có triệu chứng gì; họ được làm xét nghiệm để mong phát hiện sớm một bệnh nào đó.

Có nên xét nghiệm toàn bộ để phát hiện bệnh sớm: Hãy nghe lời khuyên của BS trước khi làm - Ảnh 1.

Vậy tại sao không tầm soát tất cả mà chỉ vài bệnh mà thôi?

Một bệnh sẽ được tầm soát khi:

- Bệnh đó PHẢI LÀ một vấn đề sức khoẻ quan trọng trong cộng đồng, có tần suất cao trong cộng đồng. Không ai đi tầm soát một bệnh cực hiếm, đọc tới dưới sẽ hiểu vì sao.

- Bệnh phải có phương pháp trị liệu hiệu quả, không ai tầm soát một bệnh không có thuốc trị. Người bệnh biết rõ bệnh của mình không có thuốc trị thì giống như mang bản án tử hình, làm sao sống an vui trong khoảng đời còn lại?

- Bệnh phải có thời gian ủ bệnh, phục kích lâu dài trong cơ thể người bệnh, nên tầm soát phát hiện sớm mới có ý nghĩa. Chứ có ai mà đi tầm soát viêm ruột thừa (một bệnh cấp tính) bao giờ.

Xét nghiệm tầm soát

Có nên xét nghiệm toàn bộ để phát hiện bệnh sớm: Hãy nghe lời khuyên của BS trước khi làm - Ảnh 2.

- Xét nghiệm phải có khả năng phát hiện bệnh sớm, nhằm can thiệp sớm và cải thiện tiên lượng cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Bởi vậy không ai dùng XQ phổi để tầm soát ung thư phổi vì XQ phổi phát hiện ung thư phổi rất trễ, ung thư phổi mà thấy được trên XQ là chỉ còn vài phần sống sót thôi.

- Xét nghiệm phải có độ dương tính giả thấp, tức là tỷ lệ BÁO ĐỘNG GIẢ phải thấp. Nói cách khác là phải có giá trị tiên đoán dương tính cao (positive predictive value), tức khả năng bạn thực sự đang có bệnh khi kết quả xét nghiệm báo bạn dương tính với bệnh đó.

Điều này vô cùng quan trọng và phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng của xét nghiệm và tần suất bệnh trong cộng đồng.

Xin giải thích qua một ví dụ như:

Xét nghiệm ELISA HIV có độ nhạy 99,9% và độ đặc hiệu 99,9% tức là gần như chính xác tuyệt đối, tôi sẽ dùng để tầm soát HIV trong 3 cộng đồng khác nhau

- Cộng đồng dân chúng bình thường có tỷ lệ nhiễm HIV là 1%, giá trị tiên đoán dương tính là 91%, tức là cầm kết quả dương tính thì khả năng bạn thực sự có bệnh là 91%, cũng khá tốt phải không?

- Cộng đồng người nghiện ma tuý có tỷ lệ nhiễm HIV là 10%, giá trị tiên đoán dương tính là 99%, tức là người dương tính có khả năng thực sự có bệnh tới 99%, quá tốt.

- Cộng đồng những người từng cho máu (đã có thử HIV trước đó) với tần suất nhiễm HIV RẤT THẤP là 0,1%, thì giá trị tiên đoán dương tính chỉ có 50%.

Nghĩa là khi bạn cầm phiếu xét nghiệm dương tính thì khả năng bạn có bệnh chỉ có 50%, giống như đánh bạc mà thôi. Cái 50% này sẽ là tai nạn cho bạn vì bạn phải làm cho ra lẽ mới ăn ngon ngủ yên, vì trong 10 người thử dương tính thì chỉ có 5 người là thực sự đang mang bệnh trong người.

Cho nên không ai đi tầm soát một bệnh vô cùng hiếm trong cộng đồng vì không có ý nghĩa gì cả do tỷ lệ dương tính giả sẽ rất cao. Ví dụ như nếu giá trị tiên đoán dương tính chỉ có 20%, 100 người có xét nghiệm dương tính chỉ có 20 người là đang mang bệnh, khiến cho xét nghiệm không còn ý nghĩa tầm soát.

Điều này giải thích tại sao tất cả các xét nghiệm tầm soát luôn kèm theo điều kiện. Ví dụ nội soi đại tràng chỉ làm cho người trên 50 tuổi, vì ở độ tuổi này tần suất ung thư đại trực tràng rất cao. Không ai đi nội soi tầm soát ung thư trên trẻ con vì nó cực hiếm.

- Cuối cùng xét nghiệm tầm soát phải có nguy cơ tai biến thấp. Thử máu thì không có nguy cơ đáng kể, nhưng thông tim thì có nguy cơ rất cao, nên không ai dùng thông tim để tầm soát. Đó là chưa kể tính độc hại của xét nghiệm như tia xạ từ CT Scan, XQ,…

Vẫn sẽ có người nghĩ cứ thử đi xét nghiệm tầm soát cho chắc ăn, thì cứ thử đi, cẩn tắc vô áy náy. Đây cũng là suy nghĩ sai lầm.

Về cá nhân, tưởng tượng xét nghiệm cho kết quả bạn bị ung thư mà khả năng thực sự chỉ có 50%, sau đó là bạn phải trải qua hàng loạt xét nghiệm khác, kể cả loại xâm lấn như sinh thiết, rồi lo lắng, trầm cảm, suy sụp.

Rồi ngày nào trong cơn hoảng loạn, bạn về thú tội với vợ nhà rằng bạn lỡ có vợ bé mấy năm nay ở ngoài với con rơi, xin cho nó về lạy khi bạn ra đi. Vài bữa sau bác sĩ báo cho bạn chỉ là báo động giả và bạn hoàn toàn khoẻ mạnh, thì lúc đó bạn sẽ tức hộc máu mà chết. Còn không chết thì ra đường mà ở.

Về mức độ cộng đồng, bạn tầm soát một loại ung thư hiếm gặp trên 1 triệu người, có 10000 người dương tính (1%), mà chỉ có 1.000 người bệnh thực sự, thì lúc đó xã hội sẽ hoảng loạn như thế nào, lãng phí ra sao bạn thử tưởng tượng mà xem

Hy vọng mọi người đã hiểu tại sao không phải bệnh nào cũng tầm soát được, xét nghiệm nào cũng làm được, tuổi nào cũng thử được. Xét nghiệm vô tội vạ không chỉ lãng phí mà còn nguy hiểm cho chính bạn.

Bài kế tiếp sẽ nói về các xét nghiệm tầm soát tiêu chuẩn cho người lớn hiện nay ở Mỹ, xin đón đọc phần sau sẽ rõ.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top