Có sự cố ngành y, dư luận kêu Bộ trưởng Bộ Y tế: Hợp lý hay không?
GiadinhNet - “Mỗi khi có sự việc xẩy ra với ngành y, dư luận xã hội và báo chí đổ trách nhiệm cho bộ trưởng. Tôi đứng đầu ngành, tôi nhận, nhưng căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật để chứng minh thì không phải bất cứ việc gì xẩy ra cũng đều do lỗi của một mình Bộ Y tế.” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ tại hội thảo “Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác y tế” sáng 26/12…
Hội thảo nhằm cung cấp bằng chứng khoa học và thực tiễn cho việc phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong công tác y tế. Qua đó xác định mô hình tổ chức hệ thống y tế ở địa phương, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở trên cơ sở các quy định của Hiến pháp sửa đổi, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác y tế.
Bà Nguyễn Thị Khá - Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tham luận tại hội thảo cho rằng: Trước đây, cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Song từng nói: "Mỗi khi có vấn đề về y tế như dịch bệnh, sai sót của các cơ sở y tế địa phương thì dư luận xã hội và báo chí đều hỏi Bộ Y tế ở đâu không quản lý mà đến nỗi này…nhưng kể từ sau khi Quốc hội thông qua Luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ghi rõ: Việc chăm sóc SKND ở địa phương là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Bộ Y tế chỉ liên đới một phần trách nhiệm nếu các quy định pháp quy do Bộ Y tế ban hành chưa đủ mạnh hoặc dẫn đến sai sót, hoặc trách nhiệm kiểm tra đôn đốc của Bộ Y tế.
Thực tế, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy, tài chính, ngân sách đã quy định rõ, Hội đồng nhân dân có trách nhiệm quy định phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài chính, cho các lĩnh vực trong đó có y tế..” mà Quốc hội đã quyết cả gói cho mỗi địa phương từng năm (kể cả kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia) địa phương điều hành bộ máy để thực thi các quy định do các cơ quan trung ương ban hành….Nhiều Bộ trưởng nói một cách chân tình rằng: “Bộ trưởng không biết đích xác mỗi năm cả TƯ và tỉnh chi bao nhiêu cho lĩnh vực của mình (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng). Nếu muốn biết phải nhờ tài chính hoặc có yêu cầu địa phương báo cáo.
Không quyết định nguồn nhân lực, vậy mỗi khi có sự cố về y tế xẩy ra tại các cơ sở y tế ở các tỉnh, các bộ ngành khác thì trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế đến đâu? Dư luận thường hay kêu Bộ trưởng Bộ Y tế mỗi khi có sự cố như vậy thì có đúng hay không?"
Nêu ra vấn đề này, Bà Nguyễn Thị Khá đưa ra 3 ví dụ, một là về tai biến vaccine tại Hướng Hóa - Quảng Trị, vụ về nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức - Hà Nội…
Theo bà Khá, tai biến vaccine, trách nhiệm trước tiên là thuộc về chính quyền tỉnh Quảng Trị kể cả khắc phục sự cố, điều tra và giải quyết hậu quả. Đây là sự cố xẩy ra thuộc hoạt động của Chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng, theo đó các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm mua vaccine cấp cho các tỉnh, Bộ Y tế có trách nhiệm trả lời công chúng về quá trình mua vaccine có đúng quy định, chất lượng vaccine có đảm bảo hay không và tỉnh Quảng Trị có dùng đủ kinh phí mà chương trình TCMR quốc gia đã cấp cho tỉnh hay không? Trách nhiệm của Bộ Y tế là chất lượng vaccine có đảm bảo hay không….
Bên cạnh trách nhiệm chuyên môn, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, vậy Bộ phải chịu trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động y tế địa phương. Đây là nhiệm vụ không thể từ chối. Thực tế Quốc hội có Nghị quyết 18 về tăng cường đầu tư cho Y tế dự phòng nhưng các địa phương chưa thực sự quan tâm, thanh tra Bộ Y tế cũng chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ của họ với các hoạt động dự phòng. Thứ 3, Bộ Y tế chưa kịp thời vào cuộc để cùng xử lý và phân trách nhiệm cụ thể trong việc này. Rất tiếc vụ việc này UBND tỉnh Quảng Trị lại không hề lên tiếng…
Về vụ việc nhân bản xét nghiệm ở Hoài Đức, vụ việc xẩy ra liên quan đến chứng thực gian dối, không liên quan tới kỹ thuật, mà là đạo đức xã hội và y đức. Trách nhiệm thuộc về UBND thành phố HN, và thật may là UBND TP.Hà Nội đã lên tiếng sớm về vụ việc, nên dư luận không nói gì về trách nhiệm của Bộ Y tế. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng có lỗi vì chưa đề xuất các giải pháp hiểu quả để nâng cao y đức, biết rằng điều này rất khó vì y đức không thể tách rời với đạo đức xã hội…
Theo bà Khá, nên thống nhất quản lý y tế theo ngành dọc từ cấp tỉnh trở xuống ở tất cả các tỉnh (một số tỉnh vẫn quản lý theo lãnh thổ). Nên quy định rõ hơn nữa về chế độ báo cáo, để Bộ Y tế có thông tin hằng năm về nhân lực, tổ chức, kinh phí chi cho bảo vệ sức khỏe trên quy mô cả nước và công khai cho toàn dân biết để tránh khoảng trống. Đội ngũ thành tra phải đủ lớn mạnh vì hiện nay rất thiếu hụt về thanh tra y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tâm tư rằng, sự việc bạo hành trẻ mầm non ở Quận Thủ Đức TP.HCM thì Chủ tịch UBND Quận Thủ Đức nhận lỗi ngay. Vai trò của truyền thông hướng dư luận nhìn chung là công bằng. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua ngành y tế dồn dập sự cố, có những vấn đề báo chí nên công bằng hơn. "Đổ trách nhiệm cho bộ trưởng, tôi đứng đầu ngành, tôi nhận không chối bỏ. Nhưng có một vài chính quyền địa phương dù trách nhiệm rõ ràng nhưng không chịu nhận, lờ đi…Song bên cạnh đó nhiều chính quyền địa phương cũng rất chia sẻ với ngành Y tế" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
“Vụ việc 3 trẻ tử vong sau tiêm vaccine tại Quảng Trị, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ Công an thì báo đăng: Bộ trưởng Bộ Y tế đùn đẩy trách nhiệm cho Bộ Công an. Cũng như vậy khi có vụ chìm 8 người chết và 1 người mất tích, Bộ Giao thông Vận tải gửi công văn cho Bộ công an thì báo chí nói: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã hành động kịp thời…” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu ví dụ.
Hoài Nam

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 7 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…