Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có thể đột tử vì hen suyễn

Thứ sáu, 15:18 31/07/2009 | Sống khỏe

Cần khẳng định một điều, mắc bệnh hen suyễn không phải là lý do để mặc cảm. Nếu được điều trị đúng, người bệnh có thể có cuộc sống an toàn, bình thường và thậm chí thành đạt như mọi người.

Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng từng bị hen như tổng thống Mỹ John F. Kennedy, nhà soạn nhạc Ludwig von Beethoven, diễn viên Elizabeth Taylor, nhiều vận động viên Olympic bị hen như Amy VanDyken, Tom Dolan, Greg Louganis, Alex Zulle…

Thầy thuốc cũng là nạn nhân

Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính thường gặp của đường dẫn khí trong phổi (phế quản). Tình trạng viêm này làm cho phế quản trở nên dễ phản ứng hơn với các yếu tố kích thích, từ đó gây ra cơn hen suyễn. Các triệu chứng hen suyễn bao gồm khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho, thường về đêm và sáng sớm, tái đi tái lại. Khi có những triệu chứng này nên đi khám để chẩn đoán xem có phải bị hen suyễn hay không?

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen và có khoảng 250.000 người đã tử vong vì căn bệnh này, trong đó tỷ lệ hen suyễn ở Việt Nam chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên lại có may mắn là hen suyễn có thể được điều trị hiệu quả và đa số người bệnh có thể đạt được mức kiểm soát tốt bệnh, tránh các cơn hen cấp tính dẫn đến tử vong. Vấn đề là số người bị hen và có hiểu biết về bệnh lại rất ít.
 
Đã có những trường hợp tử vong do hen suyễn rất đáng tiếc và hoàn toàn có thể tránh được. Những trường hợp này đa số lại là những người còn rất trẻ, là học sinh, công nhân, thầy giáo, thậm chí có cả thầy thuốc. Có thể vì họ đã không được điều trị đúng, vì thiếu hiểu biết, nhưng cũng có thể do chủ quan. Có bệnh nhân sau khi xuất viện về thấy khoẻ, đã tự ngưng thuốc, một tháng sau bệnh trở nặng phải nhập viện lại thì không còn kịp bởi đã ngưng thở trên đường tới bệnh viện. Một trường hợp khác là một nhân viên y tế, đang được điều trị nhưng do chủ quan đã ăn một loại thức ăn bản thân từng bị dị ứng nên xảy ra cơn hen kịch phát không cứu kịp.
 
Khi cơn hen bộc phát, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng. Cần lưu ý có những bệnh nhân có khả năng tử vong cao do hen suyễn nên phải được theo dõi sát và khuyến khích đến bệnh viện sớm. Những bệnh nhân này thường là đã từng có cơn hen suyễn suýt tử vong; nhập viện hoặc cấp cứu trong năm qua vì hen suyễn, hoặc đã từng phải thở máy do hen suyễn; hiện đang uống hoặc vừa mới ngưng thuốc có corticosteroid như Prednison, Medrol, Asmacort. Những người quá lệ thuộc vào thuốc cắt cơn, nghĩa là phải sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên, đặc biệt khi phải sử dụng hơn một hộp Ventolin® (hoặc các thuốc tương tự) trong một tháng và những người không tuân thủ điều trị cũng nằm trong xác suất dễ tử vong.
 
Ảnh minh họa.
 
Không nên tự ý dùng thuốc
 
Khi bị hen suyễn, việc đầu tiên là phải thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc điều trị đúng, bao gồm sử dụng đúng loại thuốc và đúng cách dùng. Phòng tránh tốt các yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen suyễn. Nắm cách theo dõi bệnh, nhận biết các triệu chứng xấu đi và biết khi nào thì cần gặp bác sĩ. Một số yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen như phấn hoa, mốc, mạt nhà, lông thú vật, côn trùng, cảm cúm, thức ăn… Khi đã xác định bản thân bị dị ứng một loại thức ăn nào đó thì tuyệt đối không dùng đến.
 
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc. Nhất là với thuốc có chứa corticosteroid vì có nhiều tác dụng phụ. Các thuốc này thường ở dạng thuốc chích như Kcort hay Kenacort, thuốc tễ, thuốc “hạt dưa”... Tuy cũng có tác dụng hỗ trợ cắt cơn hen nhưng lại có tác dụng phụ là giữ nước trong cơ thể, tăng thèm ăn, ức chế tuyến thượng thận, giảm khả năng chống nhiễm trùng, đục thuỷ tinh thể, rậm lông, loãng xương, đái tháo đường...
 
Nhiều bệnh nhân không được thông tin đầy đủ về tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị hen suyễn và giá các loại thuốc này cũng rất rẻ nên đã dẫn đến việc lạm dụng. Có bệnh nhân vào gặp bác sĩ còn “tự hào” kể mỗi tháng chỉ cần đến y tá tư chích một mũi thuốc là hết triệu chứng, bệnh “khoẻ” đến 4 – 5 tháng, cho tới khi thấy mập lên bất thường, da mỏng và dễ bầm máu thì mới hoảng hồn tìm đến bác sĩ.
 
Hiện có hai loại thuốc điều trị hen, thuốc cắt cơn hen suyễn (thuốc giãn phế quản) sử dụng khi có cơn hen, ví dụ như Ventolin, Bricanyl, Berodual và thuốc ngừa cơn hen (thuốc kháng viêm) dùng hàng ngày để phòng ngừa cơn hen suyễn và bảo vệ chức năng phổi. Vì là dạng thuốc hít nên thường chỉ tác dụng tại chỗ.
 
Có một quan niệm sai lầm mà bệnh nhân bị hen lâu năm thường gặp phải, đó là đã quá quen thuộc với các triệu chứng của mình. Có người ngày nào cũng lên cơn hen, ngày nào cũng phải dùng các thuốc cắt cơn hen như Ventolin hay Berodual và nghĩ chuyện này bình thường, chỉ đi đến bác sĩ khi không thể thở nổi.
 
Ngày nay, đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị hen, nếu được điều trị đúng, bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường như mọi người, do đó việc ngày nào cũng phải dùng đến thuốc cắt cơn hen là chuyện không bình thường, cần đến bác sĩ khám lại.
 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 20 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 21 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Top