Có thực phẩm nào làm bệnh viêm khớp nặng hơn không?
Với người bệnh viêm khớp khi ở trạng thái viêm sẽ gây đau và nhiều triệu chứng khác. Chế độ ăn có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như béo phì, bệnh tim và đái tháo đường.
1. Tránh ăn thực phẩm bất lợi khi bị viêm khớp?
Một số người cảm thấy một số loại thực phẩm có hại cho bệnh viêm khớp và việc cắt bỏ chúng sẽ giúp giảm các triệu chứng của họ. Một số thực phẩm mọi người nghi ngờ là: trái cây họ cam quýt; các loại rau thuộc họ cà dược bao gồm khoai tây, cà chua , ớt, cà tím; gluten, một loại protein có trong mì ống, bánh mì và ngũ cốc.
Thực tế không có bằng chứng nào cho thấy chế độ ăn kiêng cắt bỏ một số loại thực phẩm hữu ích cho những người bị viêm xương khớp . Chúng đôi khi được chứng minh là giúp ích cho những người bị viêm khớp dạng thấp, mặc dù thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng có thể khác nhau đối với mỗi người, kể cả người không bị viêm khớp. Điều này có thể vì một số lý do như bị dị ứng hoặc không dung nạp với thực phẩm cắt bỏ, thay vì liên quan trực tiếp đến bệnh viêm khớp.
Bằng trải nghiệm cá nhân, nếu thực phẩm lành mạnh không ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm khớp, người bệnh không cần phải loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nếu muốn thử loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của mình để xem liệu nó có cải thiện được các triệu chứng hay không, điều quan trọng cần nhớ là nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước. Chuyên gia sẽ tư vấn và đảm bảo rằng bạn đang thử thay đổi chế độ ăn uống của mình một cách an toàn.
2. Hạn chế các thực phẩm và thành phần gây viêm
Mặc dù không có bằng chứng khoa học đủ lớn để khẳng định chế độ ăn kiêng nào tốt cho người bệnh viêm khớp nhưng theo Tổ chức Viêm khớp, người bệnh viêm khớp nên hạn chế một số thực phẩm và thành phần gây viêm để hạn chế tình trạng viêm nhiễm gây đau đớn.
Đường không tốt cho người viêm khớp
Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cảnh báo rằng đường đã qua chế biến kích hoạt giải phóng các chất truyền tin gây viêm gọi là cytokine. Đường có nhiều tên, vì vậy hãy chú ý đến bất kỳ từ nào kết thúc bằng "ose", ví dụ: fructose hoặc sucrose trên nhãn thành phần.

Thực phẩm chứa đường không tốt cho người bệnh viêm khớp.
Chất béo bão hòa làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, pizza và phô mai là nguồn cung cấp chất béo bão hòa lớn trong chế độ ăn uống. Các thủ phạm khác bao gồm các sản phẩm thịt (đặc biệt là thịt đỏ), các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, các món mì ống và món tráng miệng làm từ ngũ cốc.
Chất béo chuyển hóa
Các nhà nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard đã đưa ra cảnh báo về chất béo chuyển hóa vào đầu những năm 1990. Được biết là gây ra tình trạng viêm toàn thân, chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong thức ăn nhanh và các sản phẩm chiên khác, đồ ăn nhẹ đã qua chế biến, sản phẩm ăn sáng đông lạnh, bánh quy, bánh rán, bánh quy giòn và hầu hết các loại bơ thực vật dạng thanh. Tránh thực phẩm có dầu hydro hóa một phần trên nhãn thành phần.

Chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh có thể gây tình trạng viêm cho cơ thể.
Acid béo omega-6
Acid béo omega-6 là một acid béo thiết yếu mà cơ thể cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Cơ thể cần sự cân bằng lành mạnh của acid béo omega-6 và omega-3 nhưng tiêu thụ quá nhiều omega-6 có thể kích hoạt cơ thể sản sinh ra các chất gây viêm. Những acid béo này được tìm thấy trong các loại dầu như ngô, dầu rum, hướng dương, hạt nho, đậu nành, đậu phộng; mayonaise và nhiều loại nước sốt salad.
Carbohydrate tinh chế
Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao này thúc đẩy quá trình sản xuất các sản phẩm cuối glycation (AGE) nâng cao kích thích tình trạng viêm.
Bột ngọt
Mono-natri glutamate (MSG) là một chất phụ gia thực phẩm tăng hương vị thường thấy nhất trong thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, súp chế biến sẵn và hỗn hợp súp, nước sốt salad và thịt nguội. Hóa chất này có thể kích hoạt quá trình gây viêm mạn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe gan.
Gluten và casein

Gluten trong lúa mì không có lợi cho người viêm khớp nhạy cảm với gluten.
Những người bị đau khớp và nhạy cảm với gluten có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, hoặc casein có trong các sản phẩm từ sữa, có thể thấy nhẹ nhõm hơn bằng cách tránh dùng chúng. Và những người được chẩn đoán mắc bệnh celiac, gluten tạo ra phản ứng tự miễn dịch gây tổn thương ruột non và đôi khi gây đau khớp có thể thấy nhẹ nhõm khi họ áp dụng chế độ ăn không có gluten. Có thể có sự trùng lặp trong đó một số người bị viêm khớp cũng nhạy cảm với gluten hoặc cũng mắc bệnh celiac.
Aspartam
Aspartame là chất làm ngọt nhân tạo đậm đặc, không có dinh dưỡng, được tìm thấy trong hơn 4.000 sản phẩm trên toàn thế giới. Mặc dù được FDA chấp thuận nhưng các nghiên cứu về tác dụng của nó vẫn chưa rõ ràng và tác động đối với những người mắc bệnh tự miễn vẫn chưa được biết rõ. Nếu người bệnh viêm khớp nhạy cảm với hóa chất này, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng với "chất lạ" bằng cách tấn công hóa chất đó, từ đó sẽ gây ra phản ứng viêm.
Rượu
Rượu là gánh nặng cho gan. Sử dụng quá mức sẽ làm suy yếu chức năng gan và phá vỡ các tương tác đa cơ quan khác và có thể gây viêm. Tốt nhất nên loại bỏ hoặc sử dụng nó ở mức độ vừa phải.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.