Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con bị ngọng, cha mẹ bất ngờ với nguyên nhân, xử lý 15 phút là xong

Thứ năm, 15:38 27/10/2022 | Bệnh thường gặp

Con gái 4 tuổi nhưng nói ngọng, phát âm kém, chị Dương đưa con đi học nói ở nhiều nơi nhưng vẫn không thành công. Khi đến khám bác sĩ mới biết nguyên nhân hoàn toàn khác.

Chị Lê Thuỳ Dương (31 tuổi, trú tại Hoài Đức, Hà Nội) cho biết con gái chị 4 tuổi nhưng nói ngọng, khi con nói bản thân chị và người thân đều không dịch ra được, con đòi đồ chơi hay đồ ăn cha mẹ cũng không hiểu con nói gì.

Chị Dương được bạn bè giới thiệu cho con đi học nói chữa ngọng, tuy nhiên, học suốt 3 tháng đều không có hiệu quả. Vì nói ngọng nên đi học bé cũng ít tham gia các chương trình của lớp.

Nhiều lần đi học nói, chỉnh giọng không ăn thua, chị Dương cho con đến khám bác sĩ mới biết bé ngọng là do dính thắng lưỡi.

Sau khi được tư vấn, chị Dương cho con cắt thắng lưỡi. Bác sĩ chỉ cần gây tê cắt xong trong 5 phút. Tuy nhiên, sau cắt thắng lưỡi bé lười ăn hơn. Sau 1 tháng điều chỉnh phục hồi chức năng, con gái chị đỡ nói ngọng hơn.

Trường hợp con của chị Bùi Thu Hà (Hà Nội) cũng tương tự. Chị Hà làm bác sĩ nhưng không ngờ rằng con mình nói ngọng líu, ngọng lô là do dính thắng lưỡi.

Con chị 5 tuổi nhưng vẫn nói ngọng. Nhiều lần chị Hà muốn cho con đi kiểm tra nhưng ông bà của bé gạt đi cho rằng chị “lo bò trắng răng” vì trẻ con có đứa nói ngọng, có đứa không lớn lên chúng nói lại bình thường.

Khi cho bé đi khám tai mũi họng, chị Hà nghe đồng nghiệp nói “con em dính thắng lưỡi dài quá sao không cắt”. Bà mẹ trẻ mới ngỡ ngàng đó là nguyên nhân khiến con chị nói ngọng suốt thời gian qua. 

Trên cộng đồng trẻ nói ngọng, nhiều bà mẹ chia sẻ từng khổ sở không biết vì sao con nói ngọng trong khi gia đình không có gen nói ngọng. Khi đi khám thủ phạm gây nói ngọng chính là dính thắng lưỡi, xử lý vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết điều đó.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ, còn được gọi bằng tên khác là tật dính phanh lưỡi. Trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động lưỡi của bé bị hạn chế.

Con bị ngọng, cha mẹ bất ngờ với nguyên nhân, xử lý 15 phút là xong - Ảnh 1.

PGS An khám cho bệnh nhi.

Nhiều trường hợp trẻ sau sinh không đi thăm khám, bố mẹ thấy con khó bú, khó phát âm, cử động đầu lưỡi khó, sau đó đi kiểm tra mới phát hiện bé bị dính thắng lưỡi.

Tuy nhiên nếu để quá lâu mức độ dính thắng lưỡi có thể nặng hơn, phần lưỡi của trẻ sẽ hình thành những mạch máu lúc này việc cắt dính thắng lưỡi sẽ khiến bé bị mất nhiều máu, gây đau và ảnh hưởng đến tâm lý của con.

PGS An cho biết dính thắng lưỡi ở trẻ em không thể tự hết đi như nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng, mà phải can thiệp bằng phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi. Vì nếu không cử động lưỡi của con bị hạn chế trẻ sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, khó nuốt khi ăn dặm, khó phát âm, chậm nói hoặc có thể nói ngọng.

Theo nhiều nghiên cứu tại Việt Nam thì khoảng 5% trẻ em sinh ra gặp phải dị tật này ở các mức độ khác nhau. Hiện nay cơ chế gây dị tật này vẫn chưa được xác định chính xác. 

Hiện có 4 mức độ dính thắng lưỡi sau:

Mức độ 1: Dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm, đây là mức độ dính thắng lưỡi không quá nghiêm trọng ở trẻ.

Mức  độ 2: Thắng lưỡi thường từ 8 đến 11 mm, ở mức độ này, ba mẹ bắt đầu quan sát thấy một số dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ. Trẻ cần được theo dõi và cắt thắng lưỡi sớm nếu cần thiết.

Mức độ 3: Thắng lưỡi của trẻ từ 3 – 7mm. Trường hợp này các ảnh hưởng của ngắn thắng lưỡi có thể quan sát một cách dễ dàng. Trẻ cần được can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng.

Mức độ 4: Mức độ nặng nhất, thắng lưỡi chỉ dài dưới 3mm. Trường hợp này gần như thắng lưỡi chạm sát sàn lưỡi và cần thực hiện phẫu thuật cắt càng sớm càng tốt.

Với trẻ chậm nói, nói ngọng, bác sĩ An khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra xem trẻ có bị dị tật này hay không. Khi khám, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám sẽ chỉ định cắt dính thắng lưỡi cho con, có thể chỉ cần gây tê tại chỗ hoặc gây mê để cắt, đa số trường hợp cắt dính thắng lưỡi sớm chỉ cần gây tê tại chỗ, trẻ sau khi cắt có thể bú mẹ, và về nhà luôn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Top