Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con đạt giải Nhất Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc, mẹ bật mí bí quyết rèn ngoại ngữ cho con vừa dễ dàng vừa ít tốn kém

Thứ bảy, 19:17 20/05/2023 | Giáo dục

Chị Hiền đã tận dụng khoảng thời gian khi con còn nhỏ, đang trong giai đoạn học ngôn ngữ một cách thẩm thấu tự nhiên để giúp con 'tắm tiếng Anh' từng bước, không quá khó khăn hay tốn kém.

Em Nguyễn Nhật Dương, con gái chị Thu Hiền (Hải Phòng) mới đây đã được giải nhất Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc. Trước đó, em là quán quân iLa Speak up 2022. Mới lớp 3, Nhật Dương cũng đã đạt chứng chỉ B2 cambridge.

Khi con hơn 1 tuổi, chị Hiền đã bắt đầu nghiên cứu về việc giúp con học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2. Với nguồn lực kinh tế có hạn và khá "gà mờ" tiếng Anh, chị Hiền đã tận dụng khoảng thời gian khi con còn nhỏ, đang trong giai đoạn học ngôn ngữ một cách thẩm thấu tự nhiên để giúp con "tắm tiếng Anh" từng bước, không quá khó khăn hay tốn kém.

Nhật Dương được chính thức tạo thói quen nghe tiếng Anh từ năm tròn 2 tuổi. Mỗi ngày em đều nghe 2-3h tiếng Anh từ loa bluetooth và máy phát nhạc. Em cũng được xem các hoạt hình tiếng Anh lý thú mà mẹ sưu tầm được nhưng không chơi bất kỳ game nào trên iPad, và tuyệt đối không dùng điện thoại.

Con đạt giải Nhất Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc, bà mẹ bật mí bí quyết rèn ngoại ngữ cho con dễ dàng và ít tốn kém - Ảnh 1.

Em Nguyễn Nhật Dương, con gái chị Thu Hiền (Hải Phòng) mới đây đã được giải nhất Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc.

Từ năm 2-5 tuổi, Nhật Dương chủ yếu chỉ nghe truyện, xem phim và đọc sách truyện. Tất cả đều là các tài liệu do chị Hiền đi sưu tầm tích cóp dần trong chiếc ổ cứng. Các truyện và phim chị chọn đều có phát âm thật hay, có âm nhạc và đặc biệt phải có yếu tố giáo dục nhân văn như yêu động vật, sống vị tha, biết yêu thương. 

Dù chỉ nghe xem phim và đọc truyện, không có sự tương tác với mẹ hay người khác nhưng từ năm 3 tuổi, Nhật Dương đã có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh một cách tự nhiên. Tầm 5 tuổi thì nói tốt. Em có vốn từ nghe nói rất tốt và phong phú nhưng lại hoàn toàn không biết đọc. 

Năm 5-6 tuổi, Nhật Dương mới chính thức học đọc. Do có nền tảng nhiều năm đọc sách và nghe tiếng Anh, vốn từ phong phú cùng sự hứng thú và học chủ động, chỉ hơn 1 năm em đã tiến bộ cực kỳ "thần tốc" khi đạt B1 ở năm 7 tuổi. Quá trình này em hoàn toàn tự học bằng cách làm bài tập ở sách và dùng các ứng dụng như Razkid, IXL, không có bất kỳ giáo viên nào dạy cả. 

Năm 8 tuổi, Dương vẫn tự học bằng cách đọc sách và làm bài tập, đọc và nghe truyện rất nhiều mỗi ngày, xem các phim do mẹ chọn lọc. Trong năm này, nhận thấy con có nhu cầu muốn tương tác và tìm bạn nên chị Hiền đã cho con tới trung tâm học 1 năm. Năm 9 tuổi Nhật Dương thi đạt giải quán quân SPEAK UP và đạt B2 pet với số điểm 166, được trung tâm chính thức trao học bổng 100% trọn đời. Thế là ngoài tự học ra em có thêm một kênh học tập chất lượng. 

Cho con nghe tiếng Anh sao cho hiệu quả?

Từ kinh nghiệm đồng hành cùng con, chị Hiền cho rằng, trẻ từ 0-6 tuổi để học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 cần được tiếp xúc bằng cách nghe ít nhất 1h một ngày. Nghe ở đây có thể là nghe file nhạc, file sách, Radio... bằng tiếng Anh theo trình độ của con. Thời gian đầu thì nghe theo sở thích của con, dần dần con sẽ có gu của mình. Con tự chọn, bố mẹ thực hiện nguyên tắc tự do chọn lựa nhóm các audio hay các loại chủ đề còn việc nghe cái gì nghe mấy lần là của con. 

Việc tắm tiếng Anh là quá trình kéo dài, để hiệu quả việc học phải ổn định, nên đưa vào lịch sinh hoạt của gia đình hằng ngày. Bố mẹ phải làm quen với việc bật cho con nghe trước rồi hãy yêu cầu con nghe như một thói quen.

Theo chị Hiền, nghe tiếng Anh không có nghĩa là bé phải ngồi yên hai tay khoanh lại tập trung nghe. Hãy để bé nghe tự do, vừa chơi vừa nghe, vừa nói chuyện với bố mẹ vừa nghe, vừa nô đùa với nhau vừa nghe... Giống như ngồi ở quán cafe nghe nhạc thư giãn nhưng bất giác vẫn có thể hát theo bài hát đó vậy. Các khoảng thời gian tốt để cả nhà cùng nghe tiếng Anh thật ra rất nhiều, 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi tối trước khi đi ngủ, thời gian trên xe... Thời gian chờ cơm buổi tối cũng là một khoảng thời gian tốt để nghe.

"Mọi người thường nhầm lẫn nghe với việc xem. Xem thì các con sẽ tập trung nhiều vào hình ảnh sinh động nên sẽ không hiệu quả mấy trong việc học ngôn ngữ. Các kênh xem youtube nên hạn chế vì con dễ xao nhãng. Hãy dùng 1 cái ổ cứng cop các video theo chủ đề và cho con nghe tự do trong đó. Hình thành thói quen nghe xem những cái hữu ích, hình thành gu chọn lựa cho con biết cái gì hay cái gì không nên xem cũng rất quan trọng", chị Hiền chia sẻ.

Các thiết bị nên mua:

Máy nghe nhạc

Bố mẹ nên đầu tư riêng 1 máy nghe nhạc chuyên để phục vụ cho vấn đề nghe tiếng Anh của con. Máy này có thể là walkman (một dòng máy nghe nhạc nổi tiếng của hãng Sony), cũng có thể là một chiếc điện thoại cũ mà bố mẹ không dùng nữa. Mỗi phòng của nhà từ khách đến bếp đến ngủ đều sẵn sàng cho việc nghe là tuyệt vời nhất.

Nhà chị Hiền kết hợp dành 2 máy chuyên để nghe ở tầng 1 và tầng 2, mỗi phòng đều có loa Bluetooth. Ngoài ra trong 2 cái điện thoại cũng có, khi bận tay thì chị sẽ kết nối luôn từ điện thoại tới loa là có thể nghe được. Ngoài ra ipad để con học cũng dễ dàng kết nối tới loa bluetooth phục vụ con trong qua trình học các phần mềm Razkid, Epic, Farfaria…

Con đạt giải Nhất Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc, bà mẹ bật mí bí quyết rèn ngoại ngữ cho con dễ dàng và ít tốn kém - Ảnh 2.

Nhật Dương đã được tạo thói quen nghe tiếng Anh từ năm tròn 2 tuổi.

Loa Bluetooth

Nhà chị Hiền có 4 bộ loa, trong đó 1 loa dàn và 3 bluetooth, phòng nào cũng có ít nhất một cái. Nếu có thể hãy chọn các thiết bị có thương hiệu dù hơi đắt chút, giá tiền triệu nhưng chất lượng tương xứng, bền bỉ, tiện lợi.

Chị Hiền thích cho con nghe truyện hơn nghe nhạc, vì truyện có phát âm tốc độ giống như nói, rõ ràng, các audio sách hay cũng có kèm nhạc, và có nội dung chuyển tải, có biểu cảm trong giọng nói, nghe nhiều sẽ giúp ngữ điệu của con tốt lên một cách rất tự nhiên.  

Nếu trẻ thích một hoạt hình nào đó quá, chị cũng không bao giờ chuyển nó sang mp3 để cho con nghe, bởi vì ngôn ngữ điện ảnh khác, hình ảnh là chính âm thanh chỉ là một phần, nếu chỉ cho nghe mỗi mp3 sẽ không truyền tải hết ý nghĩa mong muốn. Chị cho con nghe audio với tốc độ nhanh như cách nói chuyện của người bản địa ngay từ lúc bắt đầu.

"Điểm mấu chốt của tắm tiếng Anh thành công đó là sự lựa chọn file nghe phù hợp. Bố mẹ thời gian đầu cho nghe các file nghe chia thành các nhóm file, ví dụ truyện/nhạc êm dịu nghe lúc ngủ, nhanh vui vẻ nhộn nhịp nghe buổi sáng. Luôn tinh ý để mắt xem con thích dạng như nào và tiếp tục đào sâu tìm hiểu thêm các dạng tương tự. Sở thích mỗi trẻ mỗi khác, gu cũng khác, không có một list (danh sách) lý tưởng nào cho tất cả. 

Việc tắm tiếng Anh này cần thời gian dài nhiều năm cho tới lớn, list truyện sẽ thay đổi và nâng dần cấp độ cho trẻ nên rất cần sự đa dạng phong phú, bố mẹ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần "đào bới" tìm tòi, hay học cách tự tạo list của mình thay vì phụ thuộc vào người bán", chị Hiền lưu ý.

Giới hạn độ tuổi du học Hàn Quốc, bạn nên biết sớm để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và cơ hộiGiới hạn độ tuổi du học Hàn Quốc, bạn nên biết sớm để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và cơ hội

GĐXH - Để đặt chân đến "xứ sở kim chi" du học cũng phải đáp ứng một vài yêu cầu nhất định trong đó có độ tuổi du học. Tuỳ thuộc vào các trường ở Hàn Quốc, sẽ có những yêu cầu nhất định với độ tuổi theo học.

Các cách xử lý ù tai, nghe kém hậu COVID-19

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Các trường học thiệt hại hơn 1.200 tỷ, mất 41.500 bộ SGK do bão Yagi

Các trường học thiệt hại hơn 1.200 tỷ, mất 41.500 bộ SGK do bão Yagi

Giáo dục - 1 giờ trước

Đó là con số thống kê về thiệt hại cơ sở vật chất và thiết bị dạy học do cơn bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão gây ra.

Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt

Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt

Giáo dục - 8 giờ trước

Ngày 16/9, gần 100 học sinh thôn Làng Nủ (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã tập trung, học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt, các em sẽ ăn, ngủ tại trường Phúc Khánh.

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Giáo dục - 23 giờ trước

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, thiệt hại của ngành giáo dục do bão số 3 là rất lớn. Tính tới ngày 16/9, còn 99 trường học tại 6 tỉnh ngày hôm nay chưa thể hoạt động được.

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - "Đây là tiền tiêu vặt con để dành được. Mong các cô, các chú gửi giúp con cho các bạn ở vùng lũ lụt. Mong các bạn vượt qua khó khăn và cố lên”, dòng chữ đầy cảm động của bé Phan Thiên An (lớp 2/4, Trường tiểu học Hòa Phú) gửi đến đồng bào các tỉnh miền Bắc.

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Hoàng Minh Diệp (giáo viên của Trường TH&THCS Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) rất bất ngờ về khoảnh khắc khi dọn dẹp trường sau lũ được nhiều người khen ngợi, động viên.

Có thể giao các trường ĐH công nhận, bổ nhiệm chức danh GS, PGS?

Có thể giao các trường ĐH công nhận, bổ nhiệm chức danh GS, PGS?

Giáo dục - 2 ngày trước

Đề xuất giao cho các cơ sở giáo dục đại học được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư một lần nữa được nhắc đến khi quá trình xét công nhận các chức danh này năm 2024 sắp đến hồi kết.

Các trường đại học gấp rút lên danh sách sinh viên vùng bão lũ để hỗ trợ

Các trường đại học gấp rút lên danh sách sinh viên vùng bão lũ để hỗ trợ

Giáo dục - 3 ngày trước

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ, để đảm bảo việc học của sinh viên ở những khu vực đang bị ngập lụt, sạt lở, chia cắt… nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã chuyển sang học online cũng như có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Vụ sập cầu Phong Châu: Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Vụ sập cầu Phong Châu: Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Giáo dục - 3 ngày trước

Sáng ngày 14/9, lực lượng chức năng dùng tàu cano tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào khoảng 6 ngày trước.

Hà Nội: Thầy cô giáo thức đêm canh nước rút, soi đèn pin để dọn trường

Hà Nội: Thầy cô giáo thức đêm canh nước rút, soi đèn pin để dọn trường

Giáo dục - 3 ngày trước

Học kinh nghiệm của người dân vùng lũ, các thầy cô đã không quản ngày đêm canh nước lũ để dọn trường, phải dùng đèn pin vì mất điện.

Kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh lớp 2

Kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh lớp 2

Giáo dục - 3 ngày trước

Trường Tiểu học Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) vừa có quyết định kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh bầm lưng.

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Giáo dục

GĐXH - "Đây là tiền tiêu vặt con để dành được. Mong các cô, các chú gửi giúp con cho các bạn ở vùng lũ lụt. Mong các bạn vượt qua khó khăn và cố lên”, dòng chữ đầy cảm động của bé Phan Thiên An (lớp 2/4, Trường tiểu học Hòa Phú) gửi đến đồng bào các tỉnh miền Bắc.

Top