Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con mang bầu vì bố mẹ thường xuyên vắng nhà

Thứ bảy, 11:00 08/10/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bố thường xuyên đi biển vắng nhà, mẹ lo bươn chải mưu sinh hàng ngày, những đứa trẻ mới lớn phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình là thực trạng đang diễn ra tại một số làng ven biển của tỉnh Thái Bình. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác DS-KHHGĐ, nhất là trong việc nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) trên địa bàn.

Truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên. Ảnh: Dương Ngọc
Truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên. Ảnh: Dương Ngọc

Nữ sinh mang bầu

Trong chuyến công tác gần đây, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Hải (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Nói về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) tại địa phương, bà Vân cho biết, vùng này có những đặc thù riêng. Cái "riêng" đó là việc hầu hết các hộ gia đình đều quanh năm bám biển mưu sinh, do vậy việc chăm sóc, bảo ban con cái của các bậc phụ huynh cũng không được như những nơi khác. Đã có trường hợp học sinh mang bầu, phải nghỉ học, nguyên do cũng chỉ vì thiếu kiến thức về chăm sóc SKSS. Bố mẹ của em này thường xuyên đi biển vắng nhà, em phải ở nhà với bà nên hầu như mọi việc đều do hai bà cháu tự lo. Sự việc xảy ra khi nhà hàng xóm xây nhà mới, thuê một đội thợ từ nơi khác đến. Từ đó, giữa học sinh này và một anh thợ đã nảy sinh tình cảm và đi quá giới hạn. Điều đáng buồn là bản thân em này cũng không hề hay biết việc mình có thai, lúc ấy bố mẹ em mới biết chuyện.

Bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ: “Con cái ở lứa tuổi nào cũng cần sự chăm sóc của gia đình, đặc biệt ở lứa tuổi VTN, sự quan tâm của gia đình càng trở nên quan trọng. Bởi lẽ, đây là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi về tâm, sinh lý. Tuổi VTN (nhất là đối với những VTN nữ), rất cần người mẹ ở bên cạnh bảo ban, chăm sóc. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên vắng nhà đã khiến các em không được quan tâm, chăm sóc đúng mực, dẫn đến những sự việc đáng tiếc trên”.

Chị Tô Thị Thùy, cán bộ phụ trách dân số của xã Thụy Hải cho biết, người dân ở địa phương này sống chủ yếu bằng nghề đi biển. Nam giới trong xã thường đi biển cả ngày, có khi đi tới vài ngày. Còn phụ nữ lo việc đi chợ buôn bán thủy, hải sản. Trên địa bàn xã, tỷ lệ phụ nữ đi biển chiếm khoảng gần 70% tổng số dân cư. Họ thường phải dậy từ 3 - 4h sáng để ra bờ biển đón thuyền cập bến lấy cá mang đi chợ. Gia đình nào có đầm nuôi thủy sản thì phải thường xuyên trông nom ngoài đầm cả ngày lẫn đêm, nên hầu như họ có rất ít thời gian chăm sóc con cái. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN trên địa bàn.

Đẩy mạnh mô hình Chăm sóc SKSS cho VTN/TN

Để giải quyết những khó khăn trên, bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thái Thụy cho biết, trong những năm qua, chương trình chăm sóc SKSS cho VTN/TN trên địa bàn huyện luôn được quan tâm và đang được tiếp tục đẩy mạnh. Cụ thể, mô hình Phòng, chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn được duy trì triển khai ở 11 xã với việc thành lập 63 câu lạc bộ (CLB) VTN/TN trẻ, tập trung tuyên truyền, mở hội nghị truyền thông trực tiếp, tư vấn và chăm sóc SKSS cho VTN/TN; tiếp tục duy trì các đội văn nghệ tuyên truyền thông qua các tiểu phẩm, kịch, hài lồng ghép các nội dung chăm sóc SKSS VTN/TN, tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn. Bên cạnh đó, thường xuyên truyền thông và tư vấn nhóm nhỏ tại các CLB, tư vấn tại cộng đồng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ kịp thời.

Theo bà Nguyễn Thị Huyền, bên cạnh việc truyền thông tại địa bàn cộng đồng, Trung tâm còn phối hợp với các trường học trên địa bàn để mở các hội nghị truyền thông trực tiếp cho VTN/TN khối THCS và THPT. Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền cho cả các bậc phụ huynh, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể nắm được nội dung kiến thức chăm sóc SKSS VTN/TN để cùng hợp sức với ngành Dân số hướng dẫn các em tự bảo vệ mình.

Theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình, năm 2015, chương trình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân được duy trì tại 16 xã của 7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với 123 CLB đang hoạt động. Theo đó, các CLB tiền hôn nhân đã đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, phát huy hiệu quả tích cực trong việc tuyên truyền, vận động VTN/TN cùng độ tuổi tham gia sinh hoạt. Trong năm 2015, các CLB này đã tổ chức được 278 buổi sinh hoạt theo 18 chuyên đề, thu hút gần 10.000 lượt hội viên tham gia.

Bên cạnh đó, các xã thực hiện chương trình đã tổ chức được 35 hội nghị truyền thông trực tiếp tại hội trường UBND xã và trường THCS về các nội dung như: Pháp lệnh dân số; các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về chính sách dân số; tình bạn, tình yêu; tuổi dậy thì; kỹ năng sống cho VTN/TN; tình dục lành mạnh, an toàn... cho hơn 2.000 lượt người là cán bộ chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh và VTN/TN.

Ngoài ra, góc kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ với đầy đủ các tài liệu truyền thông như sách báo, tờ rơi, các phương tiện tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai… được duy trì tốt ở tất cả các xã thực hiện chương trình.

Đối với các xã thuộc 2 huyện ven biển của tỉnh Thái Bình (Tiền Hải và Thái Thụy), mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho VTN/TN càng được chú trọng. Trong giai đoạn 2009-2015, các địa phương thực hiện chương trình đã tổ chức 40 hội nghị truyền thông trực tiếp, 60 buổi tư vấn nhóm với hơn 1.000 lượt người đến tham dự; duy trì tổ chức tuyên truyền trên Đài Truyền thanh xã 2 buổi/tuần về những nội dung chăm sóc SKSS VTN/TN; phòng ngừa có thai ngoài ý muốn; làm mẹ an toàn; chăm sóc trẻ em. Tổ chức khám, tư vấn về SKSS/KHHGĐ cho gần 800 trẻ VTN/TN trên địa bàn 2 huyện. Thông qua đợt khám và tư vấn về sức khỏe, nhiều VTN/TN đã được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS, giúp các em tự phát hiện một số bệnh, đồng thời hiểu đúng cách phòng ngừa và điều trị một số bệnh viêm nhiễm đường sinh sản thông thường. Từ đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và phòng tránh bệnh tật lây qua đường tình dục…

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top