Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi

Chủ nhật, 11:25 15/09/2019 | Sống khỏe

Mới đây, tại Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng khi cậu bé 2 tuổi qua đời chỉ vì một trận sốt đơn thuần. Nguyên nhân xuất phát từ cách sơ cứu của bố mẹ.

Buổi sáng hôm diễn ra sự việc, cậu bé 2 tuổi (giấu tên) bị sốt nên nằm ở nhà. Gương mặt con nhợt nhạt, đôi môi tái lại, mắt lờ đờ và tay chân bắt đầu co giật. Trước biểu hiện này của con, người cha đã vô cùng hoảng hốt, bối rối. Anh tìm cách ngăn việc co giật của con lại. Anh đưa tay vào miệng con vì sợ rằng việc co giật sẽ khiến con cắn vào lưỡi.

Nhưng thật tồi tệ, vài phút sau, cậu bé nằm bất động trên giường, mắt không mở được và hơi thở rất yếu. Người bố đã nhanh chóng đưa con tới bệnh viện. Thật không may, dù cho bác sĩ đã hết sức cứu chữa, đứa bé cũng không thể nào thở được nữa. Bé đã mãi mãi ra đi khi còn chưa được tới trường nô đùa cùng bạn bè. Bác sĩ đã nói rằng, chính cách xử lí của bố đã là nguyên nhân khiến bé không bao giờ tỉnh lại.

Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi - Ảnh 1.

Trẻ sốt cao, lên cơn co giật là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, co giật gây sốt ở trẻ em không hiếm gặp. 99,9% các bé sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút. Nếu cơn co giật diễn ra lâu hơn 5 phút, bố mẹ nên nhanh chóng đứa con đến bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, không nhiều phụ huynh hiểu được nguyên lý này và thường dùng những cách kiểu như cho tay vào miệng con với suy nghĩ ngăn con không cắn vào lưỡi hoặc kìm giữ tay chân của con khi co giật. Chính những việc làm này đã gây hậu quả đáng tiếc.

Trong trường hợp này, việc làm đúng đắn nhất là bố mẹ phải thật bình tĩnh, không nên sợ hãi. Vì các cơn co giật chỉ diễn ra vài phút và không đe dọa tính mạng. Bố mẹ có thể giúp con bằng các bước sau:

- Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.

- Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.

- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.

- Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.

- Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.

- Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước, không tốn thời gian tìm thuốc. Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ còn sốt.

- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi - Ảnh 2.

Sơ cứu không đúng cách có thể khiến con gặp họa (Ảnh: Sohu)

Đã có rất nhiều gia đình chữa bệnh cho con theo những kinh nghiệm để rồi phải hối hận cả đời. Tại Đại Khánh, Hắc Long Giang, Trung Quốc, bé gái 7 tuổi cũng đã được bà cầm máu cho vết thương ở ngón tay bằng cách rắc… ớt bột vào với hy vọng nó thấm máu. Hậu quả là cô bé phải cắt bỏ phần đầu ngón tay do vết thương bị nhiễm trùng.

Hay như cậu bé có biệt danh Cancan bị cảm lạnh, bố mẹ không đưa đi viện mà đã dùng rượu để lau khắp người cho bé. Trong quá trình lau, Cancan có triệu chứng lờ đờ, bất tỉnh và không thể giao tiếp. Cậu bé được đưa tới bệnh viện, sau một loạt những biện pháp cấp cứu như hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản, tim mạch, chống sốc, thở máy và bảo vệ não… Can Can vẫn bị suy tạng và rồi… ra đi mãi mãi.

Dưới đây là một số tình huống mà phụ huynh hay áp dụng các cách chữa theo thói quen mà không lường hết hậu quả của nó:

Cho nuốt miếng cơm to, hoặc uống nước dấm khi bị hóc xương cá

Xương cá rất dễ để lấy ra khỏi cổ họng. Nhưng khi áp dụng cách nuốt một miếng cơm to, nó có thể bị chìm vào thịt và dâm vào cổ họng, việc làm này sẽ càng gây khó khăn hơn khi gắp xương ra. Nguy hiểm hơn nữa một số xương cá có thể đi vào thực quản, thực quản lại nằm gần động mạnh chủ và khí quản, nếu xương cá làm thủng thực quản, làm thủng động mạch chủ có thể gây chảy máu lớn hoặc làm thủng khí quản có thể gây nhiễm trùng. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.

Uống giấm cũng không phải là một cách làm tốt. Nhiều người nghĩ giấm có thẻ làm mềm xương cá, làm tan nó ra nhưng ngay cả khi nó có tác dụng đó thì cũng phải mất thời gian mới tác động được lên xương cá. Nhưng khi uống giấm, giấm có thể ngấm vào dạ dày, ở trong cổ họng thậm chí có thể làm bỏng cổ họng và niêm mạc thực quản.

Trong trường hơp này, cách làm chính xác là nên tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện thao tác gắp xương cá một cách cực kì nhanh chóng, dễ dàng.

Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi - Ảnh 3.

Bà cầm máu cho cháu bằng bột ớt đã khiến cô cháu gái phải cắt bỏ phần đầu ngón tay (ảnh: Sohu)

Ngửa mặt lên trời khi bị chảy máu cam

Bắt trẻ ngửa mặt lên khi chảy máu cam có thể khiến trẻ nuốt máu vào thực quản và đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Khi lượng máu chảy ra lớn, chúng dễ dàng hít vào khí quản và phổi, làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nguy hiểm!

Cách làm đúng là nên để trẻ ngồi xuống, đầu hơi nghiêng về phía trước, sau đó áp một chiếc khăn lạnh lên đầu hoặc đặt một chiếc khăn ướt quanh cổ để cầm máu.

Bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng hoặc nước tương khi trẻ bị bỏng

Khi một đứa trẻ bị bỏng, kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương.

Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi - Ảnh 4.

Kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả khi trẻ bị bỏng mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương. (ảnh: Sohu)

Cách đúng: rửa sạch vết thương bằng nước lạnh. Điều này giữ cho vết thương sạch sẽ và giảm nhiệt độ của vết thương và làm giảm cơn đau do bỏng. Tìm miếng gạc hoặc vải sạch để che vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 8 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top