Con thành F0, 'ham' cho khám, nhập viện có thể khiến bệnh chồng bệnh
Covid Hà Nội hôm nay: Nếu phụ huynh "ham" đưa trẻ vào viện đang trong thời điểm giao mùa Đông - Xuân như hiện nay, nguy cơ bệnh chồng bệnh, virus này xen lẫn virus kia khiến trẻ lây nhiễm từ nhau là rất cao.
Trong gần 500.000 trẻ dưới 18 tuổi mắc COVID-19 (tương đương hơn 19% tổng số ca mắc cả nước trong hơn 2 năm qua), có 165 trẻ tử vong (chiếm 0,42% tổng tử vong chung). Theo Bộ Y tế, lứa tuổi 6-12 ghi nhận tỷ lệ mắc nhiều hơn so với các lứa tuổi trẻ em còn lại.
Trẻ mắc COVID-19 nhập viện chủ yếu ở mức độ trung bình
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, BS. Nguyễn Trung Phong – Đơn nguyên điều trị COVID-19 nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, hiện có 25 F0 điều trị tại đây.
Trường hợp nhỏ tuổi nhất và cũng nặng nhất là bé trai chỉ mới 3 tuần tuổi, mắc COVID-19 cách đây 10 ngày. Bé được đánh giá mắc bệnh ở mức độ nặng với tình trạng suy hô hấp, phải thở oxy đến nay được 3 ngày. Khi diễn biến tích cực hơn, các bác sĩ cho cai dần oxy, thở ngắt quãng. Trước đó, có 3 trẻ lớn (10 tuổi) do khó thở cũng được can thiệp thở oxy, nay đã hồi phục.
Là bệnh viện tầng 3 trong điều trị COVID-19, theo BS. Phong, hiện đơn vị này đã sử dụng 100% công suất giường giành cho bệnh nhi. Thực tế, nhu cầu nhập viện điều trị của phụ huynh có thể gấp đôi con số hiện có trong viện. Các bác sĩ đã phải tư vấn, giải thích để chuyển bệnh nhi về tuyến dưới hoặc cho về nhà theo dõi.

Điều trị COVID-19 cho trẻ nhỏ ở cơ sở y tế. Ảnh minh hoạ.
Tại viện này, chỉ 0,5-1% trẻ tới khám có chỉ định nhập viện, chưa có bệnh nhân nguy kịch. "Những trường hợp bệnh nhi phải nhập viện theo dõi hầu hết đều có triệu chứng ho, sốt cao không đáp ứng thuốc, co giật, rối loạn tiêu hoá, mất nước, nguy cơ biến chứng viêm phổi, được chẩn đoán mức độ trung bình" – BS. Phong cho hay.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, BS. Nguyễn Thành Lê – Trưởng khoa Nhi cho hay, hiện có gần 40 bệnh nhi dưới 16 tuổi đang theo dõi, điều trị. Các trường hợp diễn biến nặng lên phải thở oxy cách đây 1 tuần đều đã hồi phục.
"Hầu hết các bé trở nặng phải can thiệp thở oxy đều sử dụng máy trong 1-2 ngày là tiến triển tích cực lên. Chủ yếu các bé tăng nặng do tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm" – vị trưởng khoa nói với PV Báo Sức khỏe & Đời sống.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khu vực phía Bắc đang trong thời kỳ giao mùa Đông Xuân, cũng mùa ghi nhận nhiều trẻ nhiễm virus với biểu hiện viêm long đường hô hấp trên, ho, sốt… Thực tế, tại Bệnh viện Nhi Trung ương và các bệnh viện có khoa Nhi ở Hà Nội, số lượng trẻ phát hiện mắc COVID-19 khi đến khám vì các biểu hiện trên lên tới hàng trăm ca.
"Ham" cho con khám, nhập viện có thể khiến bệnh chồng bệnh
Theo PGS. Điển, tâm lý hoang mang, lo lắng nghi con mình nhiễm của cha mẹ là điều rất dễ thông cảm tuy nhiên, vì sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần bình tĩnh. Trước hết, cha mẹ cần đánh giá tình trạng sốt của trẻ; tri giác (có chơi ngoan, có bú mẹ, có quấy khóc hay không…); tình trạng ho, khó thở; vệ sinh, tiêu hoá…
"Cần phải bình tĩnh để nhận định và đưa con tới cơ sở gần nhất nếu có dấu hiệu bất thường, đồng thời thông báo cho y tế cơ sở để theo dõi" – vị chuyên gia khuyên.
Với một em bé tỉnh táo, tiếp xúc tốt, các cơn sốt dù cao nhưng vẫn đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt, ăn uống tốt, chơi ngoan thì trẻ hoàn toàn có thể điều trị, theo dõi ở nhà.
Lưu ý khi dùng thuốc, máy đo SpO2 cho trẻ
Máy đo SpO2 cầm tay là dụng cụ thiết yếu trong gia đình trong mùa dịch bệnh nhằm theo dõi chỉ số bão hòa oxy trong máu của bệnh nhân và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
"Tôi nghĩ thiết bị đo SpO2 dùng phù hợp với người lớn, còn với trẻ nhỏ đánh giá trên tay không chính xác. Do vậy, muốn đánh giá phải thử trên người lớn trước rồi mới làm trên trẻ, có thể cặp ở chân với trẻ bú mẹ" – PGS.TS Trần Minh Điển khuyên.
Ở người lớn, trẻ nhỏ mắc COVID-19 có thể tăng khả năng đông máu. Khi điều trị tại viện, tùy trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi. Cùng đó, bác sĩ cũng chỉ định xét nghiệm để đánh giá tình trạng viêm nhiễm và đưa ra chỉ định thuốc kháng viêm, thuốc kháng virus. Đây là những loại thuốc phải do bác sĩ chỉ định, cân nhắc sử dụng, không được dùng với trẻ theo dõi tại nhà.
"Thuốc kháng virus dùng cho bé từ 3,5kg trở lên, mắc COVID-19 mức độ trung bình, có thở oxy, liều điều chỉnh hàng ngày, phụ thuộc cân nặng của bé" – BS. Trung Phong nói. Với thuốc chứa corticoid cũng vậy, đặc biệt bé có bệnh cảnh nhiễm trùng, nhỏ tuổi càng cần thận trọng.
Nếu lạm dụng các thuốc này sẽ dẫn đến nhiều hiệu quả, đặc biệt trong bệnh cảnh COVID-19 có thể làm giảm sức đề kháng sau này còn ảnh hưởng đến xương, hệ miễn dịch…

Mẹ bầu ăn dứa có giúp chuyển dạ nhanh?
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau về lợi ích của việc ăn dứa trong giai đoạn cuối của thai kỳ, sẽ kích thích mở cổ tử cung, giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng. Vậy thực hư việc này đúng hay sai?

Những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau khi sinh con
Mẹ và bé - 1 ngày trướcPhụ nữ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe sau sinh. Nếu không nhận biết và khắc phục kịp thời, những vấn đề tưởng chừng như nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khôn lường.

Tự chăm sóc bản thân khi mang thai và sau sinh
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi mang thai và sau sinh, người mẹ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự chăm sóc bản thân để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và con.

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê
Mẹ và bé - 2 ngày trướcGĐXH - Ăn vặt có thể giúp cho lượng đường trong máu của trẻ trở nên ổn định hơn, nhất là khi sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn
Mẹ và bé - 3 ngày trướcGĐXH - Đường lây của virus này qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, nói chuyện, hôn trẻ, hoặc sờ nắm vào các bề mặt RSV trú ngụ.

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh
Mẹ và bé - 3 ngày trướcGĐXH - Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.

Bé 3 tuổi tử vong do mắc tay chân miệng độ 4, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu bệnh nguy hiểm, tuyệt đối không bỏ qua
Mẹ và bé - 4 ngày trướcGĐXH - Trẻ mắc bệnh chân tay miệng nếu có dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ, quấy khóc liên tục và hay giật mình... thì cần được nhập viện gấp.

Trẻ sơ sinh tắc ruột do phân su
Mẹ và bé - 4 ngày trướcMột trong những 'tai bay vạ gió' ngay khi cất tiếng khóc chào đời đó là tắc ruột do phân su.

5 sai lầm chữa ho cho trẻ mãi không khỏi
Mẹ và bé - 4 ngày trướcCó nhiều phụ huynh thường hay phàn nàn rằng, mặc dù đã cho con sử dụng kháng sinh quá nhiều mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến trẻ ho mãi mà chữa không khỏi.

Bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng sau 15 phút nhập viện
Y tế - 5 ngày trướcĐược chuyển từ Cà Mau lên TPHCM cấp cứu, tuy nhiên do bệnh quá nặng, bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn
Mẹ và béGĐXH - Đường lây của virus này qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, nói chuyện, hôn trẻ, hoặc sờ nắm vào các bề mặt RSV trú ngụ.