Côn trùng tuyệt chủng có thể là 'ngày tận thế' của loài người?
Việc nhiều loại côn trùng có ích tuyệt chủng và suy giảm số lượng hàng loạt được coi là hồi chuông cảnh báo đối với sự sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất.
Trong phân tích được tiến hành bởi Giáo sư David Goulson - một trong những nhà sinh thái học hàng đầu của Vương quốc Anh, ông cho biết, 50% số côn trùng đã chết từ năm 1970 do mất môi trường sống và sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, thậm chí con số này có thể còn cao hơn.
Một báo cáo khoa học mới cảnh báo, nếu chúng ta không dừng việc làm giảm số lượng côn trùng, điều này sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho tất cả các sinh vật khác trên Trái đất.
3/4 các loại cây trồng của con người phải nhờ đến quá trình thụ phấn của côn trùng. Nếu côn trùng biến mất, thụ phấn sẽ không thể diễn ra.
Theo nghiên cứu của tổ chức Wildlife Trusts ở Vương quốc Anh, 41% các loài côn trùng đang bị đe dọa tuyệt chủng. 23 loài ong đã biến mất ở Anh kể từ năm 1850, trong khi số lượng bướm ở các môi trường sống đặc biệt đã giảm 77%.
Nghiên cứu nhấn mạnh, con người đang chứng kiến quá trình tuyệt chủng lớn nhất kể từ cuối kỷ Permi.
“Ngày tận thế không mấy ai quan tâm này đang bắt đầu đặt chuông cảnh báo. Chúng ta đã khiến một số tập hợp căn bản của sự sống gặp nguy hiểm”, Gary Mantle, người đứng đầu Wildlife Trust quan ngại.
Nguyên nhân của sự suy giảm và tuyệt chủng
Mất môi trường sống do giải phóng mặt bằng, sử dụng thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu là nguyên nhân đằng sau sự tuyệt chủng của các loài côn trùng và sự suy giảm về số lượng.
Giáo sư Goulson cho biết 98% đồng cỏ hoa dại và 50% cánh rừng cổ đã biến mất ở Anh kể từ năm 1950, trong khi việc sử dụng thuốc trừ sâu đã tăng gấp đôi trong 25 năm qua.
Ngay cả một lượng nhỏ hóa chất cũng có thể gây ra tác động nguy hiểm đối với sự sống của côn trùng.
Liên quan đến biến đổi khí hậu, báo cáo cho thấy thời điểm xuất hiện của một số loại côn trùng đã bắt đầu thay đổi để đáp ứng với biến đổi liên quan đến môi trường và có bằng chứng cho thấy một số côn trùng thụ phấn xuất hiện vào thời điểm lệch so với thời gian cây chủ cần thụ phấn.
Tác động đến tất cả các sinh vật sống
Nghiên cứu lưu ý, phần lớn sự chú ý của thế giới đã tập trung vào các loài động vật khác mặc dù côn trùng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều đối với hoạt động của hệ sinh thái.
"Tôi thực sự lo lắng khi nghe mọi người nói rằng chúng tôi cần nhiều nghiên cứu dài hạn hơn để chắc chắn về điều này. Điều đó cũng tốt, nhưng chúng tôi không thể đợi thêm 25 năm nữa vì sẽ quá muộn”, giáo sư David Goulson nói.
Báo cáo nhấn mạnh, không quá muộn để cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề này vì quần thể côn trùng có thể phục hồi nhanh chóng nếu chúng ta đưa ra những thay đổi đáng kể bằng cách giảm sử dụng thuốc trừ sâu, phủ xanh thành phố và tạo môi trường sống thân thiện với côn trùng, đặc biệt chú ý vào đất nông nghiệp.
“Cho dù chúng ta có tạo ra bao nhiêu cánh rừng thân thiện với các loài động vật hoang dã đi chăng nữa, mà có đến 70% đất nông nghiệp là môi trường sống nguy hại thì chúng ta sẽ không thể cứu vãn sự tuyệt chủng của các loại côn trùng”, Giáo sư Goulson nói.
Báo cáo lưu ý mỗi cá nhân đều có thể đóng góp vào quá trình giải cứu côn trùng bằng cách trồng hoa và trồng cây, không sử dụng thuốc trừ sâu trong vườn hoặc chỉ đơn giản là không cắt cỏ và để cho hoa phát triển tự nhiên.
Theo Thái Phương (Nguoiduatin.vn)
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 3 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 14 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 22 giờ trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ
Tiêu điểm - 3 ngày trướcVụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.