Ăn cơm nguội có thể gây ung thư: Tin đồn hay sự thực?
Mạng xã hội gần đây đang lan truyền truyền thông tin ăn cơm nguội có thể gây nhiều tác hại, đặc biệt là có thể gây ung thư.
Gần đây, những thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội về việc ăn cơm nguội có thể gây ung thư khiến không ít người lo lắng, băn khoăn không rõ thực hư. Cụ thể thông tin đó chia sẻ:
"Rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt với dạ dày. Cơm nguội đã được hâm nóng rất khó tiêu hóa, vì thế, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày.
Thành phần chủ yếu của cơm chủ yếu là tinh bột khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là 'hồ hóa', sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, cơm nguội còn dễ gây tăng cân, gây ngộ độc, suy nhược cơ thể và có hại cho đường tiêu hóa."...
Chị Trần Thị Kim L. ở Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội cảm thấy rất hoang mang khi được người nhà chia sẻ thông tin về việc ăn cơm nguội có thể gây ngộ độc, đặc biệt là có thể gây ung thư. Lý do là gia đình chị thường xuyên có thói quen ăn cơm nguội.
Chị L. chia sẻ: Gia đình chị có 6 người, hằng ngày, ngoài các con ăn bán trú ở trường học thì bố mẹ chồng và hai vợ chồng thường xuyên ăn cơm nguội để trong tủ lạnh.
"Do không có nhiều thời gian nên buổi tối tôi thường nấu nhiều cơm, sau đó để vào tủ lạnh, sáng hôm sau chia ra để hai vợ chồng mang đến cơ quan hâm lại ăn trưa, phần còn lại bố mẹ chồng chị cũng hâm lại ăn trưa để đỡ công nấu nướng. Khi nghe thông tin này, tôi rất lo lắng vì sợ sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng, sợ sau này có người bị ung thư thì rất khổ…".

Ăn cơm nguội là thói quen phổ biến trong nhiều gia đình.
Còn chị Nguyễn Ngọc H. ở đường Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội cũng cho biết: Từ khi xảy ra dịch COVID-19, chị duy trì thói quen mang cơm đến cơ quan ăn trưa mà không ăn ngoài hàng quán nữa. Theo chị, như thế vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chị cũng không có thời gian nấu nướng buổi sáng mà mang cơm nguội từ tối hôm trước rồi hâm lại cho nóng.
"Nếu thực sự ăn cơm nguội gây ung thư thì tôi không ăn nữa, nhưng tôi cũng rất lo không biết có làm sao không vì mình đã ăn cơm nguội trong thời gian rất dài rồi." - chị H. nói.
Cùng là băn khoăn đó, rất nhiều bạn đọc gửi thư đến Báo Sức khỏe & Đời sống đề nghị xin được làm rõ những thông tin trên có cơ sở khoa học hay không. Theo bạn đọc, ăn cơm nguội là thói quen phổ biến trong nhiều gia đình, vậy từ bây giờ có nên từ bỏ thói quen đó hay không?

ThS. DS. Lê Hồng Dũng - Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống về vấn đề này, Thạc sĩ Dược sĩ Lê Hồng Dũng - Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, những điều nói trên về tác hại đối với sức khỏe khi ăn cơm nguội chưa có căn cứ khoa học.
Để xảy ra ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm nguội không phải vì cách làm nóng mà vì cơm đó được bảo quản không đúng cách trước khi ăn.
Do trong gạo có thể có bào tử vi khuẩn Bacillus cereus, bào tử này có thể sống sót trong cơm đã nấu chín, nếu để cơm ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng có nguy cơ bào tử vi khuẩn này phát triển thành vi khuẩn và sinh ra độc tố gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc của độc tố vi khuẩn Bacillus cereus là gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy 1-5 giờ sau khi ăn.
Theo ThS. DS. Lê Hồng Dũng, cơm thừa của bữa trước có thể bảo quản và dùng lại cho bữa tiếp theo nếu bảo quản và thực hiện đúng cách, ví dụ làm nóng lại bằng cách hấp hay quay lò vi sóng.
- Khi làm nóng cơm nguội cần chú ý đảm bảo cơm được làm nóng đều và đủ nước để tạo hơi nóng đủ. Ví dụ có thể thêm một ít nước đều lên cơm trước khi làm nóng bằng lò vi sóng.
- Không nên ăn cơm thừa sau khi bảo quản quá 1 ngày.
- Không nên làm nóng lại cơm nguội quá 1 lần trước khi ăn.

Vi khuẩn Bacillus cereus có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Để ăn cơm nguội đúng cách mà lại có lợi cho sức khoẻ, mời độc giả đón đọc tham khảo bài viết tiếp theo đăng tải ý kiến của TS. Phạm Hoàng Nam, chuyên gia về Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.