Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác dân số góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước

Thứ sáu, 10:06 09/09/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong hơn 60 năm qua, công tác dân số đã trải qua tiến trình từ giảm sinh đến đạt và duy trì mức sinh thay thế. Thành tựu này góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự tiến bộ trên nhiều mặt của nước ta cũng như khẳng định vai trò to lớn của công tác dân số đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) Phạm Vũ Hoàng, sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách dân số của nước ta trước đây với các quan điểm và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là giảm mức sinh, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm sức ép của dân số đến quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hai con) vào năm 2006 và duy trì trong suốt thời gian qua.

Nhờ giảm sinh, tỷ số phụ thuộc chung (phần trăm dân số ở nhóm tuổi ngoài lao động so với tổng dân số lao động) của Việt Nam giảm mạnh, từ 89,5% (năm 1979) xuống 63,6% (năm 1999), 44,7% (năm 2009) và 47,6% (năm 2020). Năm 2007 nước ta bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, nghĩa là cứ một người ngoài độ tuổi lao động thì có 2 người trong độ tuổi lao động; tạo cơ hội lợi thế về số lượng người trong độ tuổi lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Năm 2019, Việt Nam có gần 88% dân số trong độ tuổi từ 25-59 tham gia lực lượng lao động. Với nguồn nhân lực lớn và trẻ, nếu Việt Nam tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ và giá trị tích lũy không nhỏ cho tương lai của đất nước.

Công tác dân số góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước - Ảnh 1.

Với nguồn nhân lực lớn và trẻ, nếu Việt Nam tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ và giá trị tích lũy không nhỏ cho tương lai của đất nước. Ảnh: TL

Việt Nam đã ra khỏi nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ thu nhập thấp từ năm 2008 để gia nhập nhóm thu nhập trung bình thấp. Đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 2.786 USD/người. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em: Các nhà khoa học tính toán rằng, riêng cơ cấu “dân số vàng” đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân mỗi năm 1,2% trong giai đoạn 2009-2019. Mức sinh giảm, quy mô gia đình ngày càng nhỏ. Kết quả Điều tra mức sống dân cư từ năm 1992 đến 2002 đều cho thấy, quy mô gia đình càng nhỏ thì thu nhập và chi tiêu bình quân một người/một tháng càng cao. Tính quy luật này đúng cho mọi năm, trên phạm vi toàn quốc và cả ở cấp độ vùng. Rõ ràng, mức sinh giảm thực sự góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư.

Cải thiện chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhờ khống chế được tốc độ gia tăng dân số, số lượng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học giảm mạnh, tạo điều kiện đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại cơ sở vật chất trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục.

Dân số trong độ tuổi đi học từ 5-19 tuổi giảm từ 39,3% (1979) xuống 22,9% (2019). Tỷ lệ nhóm tuổi đi học giảm gần một nửa đã giảm gánh nặng dân số đối với hệ thống giáo dục, nhờ đó tỷ lệ đi học đúng tuổi cũng tăng dần lên ở các cấp, đặc biệt ở cấp Trung học phổ thông. Tỷ số học sinh/giáo viên cũng được cải thiện, năm học 1998-1999 tỷ số này là 28,8 đến năm học 2019-2020 giảm còn 21.

GS.TS Nguyễn Đình Cử cho rằng, việc giảm hàng triệu học sinh phổ thông đã tháo gỡ áp lực dân số lên ngành giáo dục, làm giảm mạnh nhiều chỉ báo, như số học sinh/một trường, số lớp/một trường, tỷ số học sinh/giáo viên… tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, do ít con nên các gia đình có khả năng cho cả con trai và con gái đi học. Vì vậy, tỷ lệ nữ sinh khá cao, ở bậc tiểu học và trung học cơ sở hiện đã ngang bằng với nam sinh. Ở các bậc học cao hơn, tỷ lệ nữ sinh còn cao hơn nam sinh. Năm học 2020-2021, tỷ lệ nữ sinh trong các trường trung học phổ thông là 55%, còn ở các trường đại học là 53,3%. Nâng cao học vấn là cơ sở vững chắc để phụ nữ nâng cao năng lực, vị thế, thực hiện bình đẳng giới.

Gia tăng dân số được kiểm soát là cơ hội để chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho cả bà mẹ và trẻ em. Phụ nữ mang thai nhiều lần hoặc sinh nhiều con cũng như khoảng cách giữa các lần sinh quá ngắn làm tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con. Thực tế này rất rõ ở Việt Nam, khi mức sinh thay thế (TFR) giảm dần thì tỷ suất chết ở trẻ dưới 1 tuổi (IMR) cũng giảm theo.

Gia đình ít con hơn, trẻ em có điều kiện được chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ trẻ em đạt tiêm chủng quốc gia những năm gần đây đều đạt ngưỡng 95%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi liên tục được cải thiện, từ 44,1% năm 1999 xuống 19,3% năm 2020.

Việc chăm sóc sức khỏe tốt cho thế hệ trẻ là tiền đề để tạo ra thế hệ tương lai khỏe mạnh, góp sức vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống

Ngoài những tác động nói trên, tốc độ tăng dân số được kiểm soát góp phần quan trọng vào giảm tác động xấu đến môi trường như nguồn nước sạch, khoáng chất, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng. Nước ta có điều kiện phát triển điều kiện sống của con người song song với phát triển hệ sinh thái bền vững. Bởi nếu dân số liên tục tăng trong khi diện tích đất gần như không thay đổi, sẽ gây sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường khí hậu để phục vụ nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, công nghiệp...

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử cho rằng, thành công của việc giảm mức sinh thời gian qua còn tác động tích cực đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội, như: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong trẻ em; nâng cao chất lượng dân số; ngăn chặn đà giảm sâu một số chỉ báo về tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người… Mức sinh giảm, dân số dần ổn định tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển bền vững.

Trong thời kỳ kế hoạch hóa gia đình là trọng tâm của công tác dân số, các hoạt động đã được lồng ghép vào chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Việc thực hiện tốt các hình thức lồng ghép này giúp mang lại kết quả lớn và hiệu quả cao cho công tác dân số.

Tuy nhiên hiện nay, nước ta đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, đối tượng. Mức sinh giảm, thấp và khác biệt giữa các vùng, các địa phương khiến đẩy nhanh quá trình già hóa; mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc...

Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương có mức sinh còn cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát nhanh, bền vững đất nước”.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Phạm Vũ Hoàng, duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.

Tiếp tục giảm mức sinh ở những địa phương có mức sinh còn cao sẽ tránh được các tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục….

Phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp sẽ tránh được tình huống mức sinh xuống quá thấp, không vực lên được như một số nước phát triển đang phải đối mặt. Khi mức sinh tăng lên, sẽ làm giảm một phần mất cân bằng giới tính khi sinh và cũng góp phần làm chậm lại quá trình già hóa dân số, cải thiện chất lượng dân số (do một bộ phận dân số có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy tốt hơn sẽ sinh thêm con).

Giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương góp phần làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách, tiến tới giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các đối tượng.

Minh Huệ
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top