Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội

Thứ tư, 14:56 30/08/2023 | Dân số và phát triển

GĐXH - Việc thực thi thành công “Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030”, có vai trò quan trọng đảm bảo Việt Nam có thể phát triển bền vững hay không và việc đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cần được đặt lên ưu tiên.

Sáng ngày 30/8/2023, Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (Viện IDE) tổ chức tọa đàm “Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Mục đích nhằm chia sẻ, nghiên cứu của chuyên gia về tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và các tác động kinh tế - xã hội, cũng như góc nhìn của các bên liên quan về vấn đề này đặt trong tổng thể chiến lược về dân số quốc gia. Đồng thời, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định và thực thi chính sách đối với một vấn đề chính sách quan trọng liên quan đến phát triển bền vững, để từ đó có những phản ứng chính sách kịp thời.

Tọa đàm có sự tham gia của Vụ Quy mô dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế; Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính và các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại tọa đàm, các đại biểu chỉ rõ, chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội và là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi toạ đàm.

Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra “Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030”, tiếp đó Chính phủ đã triển khai một loạt các quyết định, chương trình hành động để cụ thể hoá chiến lược này. Nhờ vậy, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến nay. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng kể trên, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù, hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ tránh thai cho người dân, vẫn còn nhu cầu lớn chưa được đáp ứng về kế hoạch hoá gia đình, dẫn đến tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn, cũng như phá thai còn rất đáng lo ngại.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 2.

PGS.TS Đặng Văn Thanh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội/ Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện IDE phát biểu tại hội nghị.

Thực trạng này, đang gây ra những hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ, cũng như áp lực lên hệ thống y tế quốc gia và những tác động lớn về kinh tế và xã hội.

Theo thống kê của Viện Guttmacher năm 2022, Việt Nam có 3,7 triệu phụ nữ mang thai hằng năm. Trong đó, có 2,1 triệu người mang thai ngoài ý muốn (chiếm 59%), có 1,6 triệu ca nạo phá thai (75%). Tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai của Việt Nam đang ở mức 86%, cao hơn nhiều so với các nước láng giềng như Indonesia (40%), Philippines (71%), Thái Lan (38%).

Ông Moises Uribe, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Silverback Earth, chuyên gia về phát triển bền vững và quản lý chiến lược cho biết, ở Việt Nam có khoảng 25 triệu nữ giới hiện đang ở độ tuổi sinh sản, trong đó, có khoảng 3,3 triệu người nằm trong độ tuổi từ 15 đến 19 và 170.000 người muốn phòng tránh thai. Khoảng 16 triệu nữ giới ở độ tuổi từ 15 đến 49 chưa có mong muốn xây dựng gia đình, trong đó 21% có nhu cầu về phòng tránh thai nhưng chưa được đáp ứng.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 3.

Ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng, Vụ Quy mô dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tham dự và phát biểu tại toạ đàm.

Nhiều người trong số đó đang sử dụng những biện pháp phòng tránh thai mang tính truyền thống và không đáng tin cậy, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, kéo theo tình trạng về suy dinh dưỡng ở trẻ em, làm trầm trọng thêm khoảng cách kinh tế - xã hội cho quốc gia.

“Nếu nhu cầu tránh thai được đáp ứng, Việt Nam hoàn toàn có giảm các trường hợp mang thai ngoài ý muốn xuống khoảng 68%, tức là từ 2,1 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn xuống còn khoảng 700.000 trường hợp. Nhờ vậy, tỉ lệ phá thai cũng sẽ giảm xuống nhiều so với hiện tại” - ông Moises nói.

Cũng theo ông Moises, tác động kinh tế - xã hội do mang thai ngoài ý muốn là rất lớn. Việt Nam phải chi tiêu khoảng 600 triệu USD/năm cho vấn đề này, bao gồm chi phí liên quan đến thuốc tránh thai, các ca phá thai, chăm sóc trực tiếp, nghỉ sinh,..

Để giảm bớt tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai, tại tọa đàm các đại biểu cũng đưa ra nhiều phương hướng thiết thực. Theo đó, Chính phủ có thể cải thiện các chính sách về sức khỏe sinh sản, xã hội bằng cách đầu tư vào các chương trình giáo dục giới tính quy mô lớn, kết hợp với các chiến dịch truyền thông để tuyên truyền biện pháp tránh thai đúng đắn, an toàn và hiệu quả cho trẻ vị thành niên từ sớm.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 4.

Bà Nghiêm Thị Đoan Trang - Vụ Xã hội, Ủy ban Xã hội, Quốc hội tham gia toạ đàm.

Tập trung xây dựng các chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận các biện pháp phòng, tránh thai hiệu quả và tin cậy, tăng cường đầu tư các dịch vụ y tế về sinh sản và tình dục. Đặc biệt, dành cho người dân có thu nhập thấp, tạo ra bình đẳng trong y tế.

Tiếp theo là phát triển các chương trình nghề nghiệp liên kết với các sáng kiến xã hội. Với mỗi 1% số ca sinh ngoài ý muốn được giảm xuống, Việt Nam có thể giảm tới 6 triệu USD chi phí trực tiếp, qua đó cũng sẽ giảm được tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và giảm suy dinh dưỡng mạn, tăng cường sức khỏe cho thế hệ tương lai. Từ đó, giảm được tỉ lệ bỏ học, trao cơ hội công bằng cho nữ giới trên toàn quốc.

Kết luận tọa đàm, các đại biểu khẳng định, Việt Nam có nhóm dân số trẻ tăng nhanh và đông đảo, đồng thời cũng bước vào thời kỳ già hóa dân số một cách nhanh chóng. Những yếu tố này tác động vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Việt Nam xác định tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển.

Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Việc thực thi thành công “Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030”, có vai trò quan trọng đảm bảo Việt Nam có thể phát triển bền vững hay không và việc đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cần được đặt lên ưu tiên.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những loại quả cực kỳ có lợi để giải nhiệt trị say nắng

Nhật Tân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn” được nhiều địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Gia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Top