Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ Bắc Kạn: Sẽ tham mưu chuyển đổi bộ máy tổ chức

Thứ hai, 06:14 10/06/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013) do UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức vào sáng 6/6 vừa qua, ông Triệu Đức Lân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, sẽ tham mưu chuyển đổi bộ máy tổ chức nhằm đảm bảo thích ứng với những vấn đề mới của công tác DS-KHHGĐ.

Công tác DS-KHHGĐ Bắc Kạn: Sẽ tham mưu chuyển đổi bộ máy tổ chức   1
Là một tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 của Bắc Kạn trong 10 năm qua đã giảm chỉ còn 3,5%.
Ảnh: VT
 
Vai trò của Đảng, chính quyền với công tác dân số
 
Phát biểu tại Hội nghị, ông Triệu Đức Lân cho biết, trải qua 52 năm triển khai thực hiện công tác DS - KHHGĐ và 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (PLDS), công tác DS - KHHGĐ Bắc Kạn đã giành được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 78% (năm 2003) lên 83,7% (năm 2012). Trong đó biện pháp tránh thai hiện đại là 76%, trung bình mỗi năm tăng 0,57%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 7,76% xuống còn 3,5%, trung bình mỗi năm giảm 0,42%. Tỷ suất sinh tăng nhẹ từ 17,5%o lên 17,65%o (năm 2012).

Hiện trên cả nước đã có 35 tỉnh, thành có báo cáo đánh giá về 10 năm thực hiện PLDS. Các bộ, ngành Trung ương cũng có báo cáo về điều này. Thông tin từ lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ cho hay, dự kiến tháng 9 sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc đánh giá 10 năm thực hiện PLDS.


Các chỉ tiêu này đã góp phần đưa số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm khá nhanh từ 2,61 con/phụ nữ vào năm 1999 xuống còn 1,89 con năm 2012 và nằm trong tốp 24 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế. Công tác tuyên truyền vận động đưa chính sách DS - KHHGĐ vào thực tiễn đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm, từ đó nhận thức của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều thôn bản, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên; mô hình gia đình có 1 - 2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Những kết quả này đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Hội nghị này cũng là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền với công tác DS- KHHGĐ. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong  nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ”, ông Triệu Đức Lân, Phó Chủ tịch UBND đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh khẳng định.
 
Tổ chức bộ máy rất quan trọng

Phát biểu tại Hội nghị, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ thông tin tới các đại biểu những thành tựu đạt được của công tác DS-KHHGĐ Việt Nam trong hơn 50 năm qua, trong đó nhấn mạnh về sự thay đổi rõ rệt về quy mô dân số, cơ cấu dân số đặc biệt là vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, cơ cấu “dân số vàng... “Sự thay đổi đó đòi hỏi có sự đánh giá, nâng cấp từ  PLDS thành Luật Dân số. Vừa qua, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về chương trình xây dựng luật của nhiệm kỳ này trong đó có Luật Dân số. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Y tế chủ trì xây dựng Dự thảo Luật Dân số trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội, dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 8 hoặc 9 của Quốc hội kỳ này. Để làm được điều này, Bộ Y tế đã có văn bản gửi 63 tỉnh, thành phố, các ban, ngành về việc đánh giá 10 năm thực hiện PLDS, trên cơ sở đó xem xét những việc gì đã làm được, những mặt gì còn tồn tại, những vấn đề nào cần đưa vào dự án Luật Dân số trong thời gian tới”.

Đối với tỉnh Bắc Kạn, Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh ủy, UBND, HĐND, các sở, ban, ngành đoàn thể đối với ngành DS-KHHGĐ, sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bắc Kạn là tỉnh duy nhất ở khu vực miền núi phía Bắc đạt dưới mức sinh thay thế từ năm 2009. Tổng cục trưởng cũng lưu ý Bắc Kạn cần duy trì mức sinh, quy mô dân số hiện tại để có cơ cấu dân số hài hòa, nhất là khi Bắc Kạn là tỉnh miền núi, mật độ dân số không đông. Ngoài ra, chú ý nhiều hơn đến chất lượng dân số (giảm tối đa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; các mô hình đề án nâng cao chất lượng dân số); cơ cấu dân số: Kiên quyết dứt khoát giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (114 bé trai/100 bé gái); phân bố dân cư phù hợp...

Để thực hiện được điều này, Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng cho rằng, về chuyên môn có các giải pháp: Tuyên truyền vận động để người dân tự giác thực hiện; cung cấp các dịch vụ ngày càng chất lượng cao cho người dân (KHHGĐ/SKSS, chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi, sàng lọc trước sinh, sơ sinh). Bên cạnh đó phải có các điều kiện: Tăng cường cam kết chính trị, coi đây là giải pháp mang tính tiên quyết. Đặc biệt, tổ chức bộ máy cũng là điều kiện rất cần thiết để thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng cũng thông báo: “Hiện trên cả nước đã có 10 tỉnh, thành chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Chúng tôi đã có khảo sát đánh giá, 80% lãnh đạo tỉnh, huyện, lãnh đạo ngành dân số đồng ý mô hình này”. Về tuyến xã, hiện nay, Bắc Kạn là 1 trong 14 tỉnh chưa tuyển cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ về làm viên chức trạm y tế xã. TS Dương Quốc Trọng cũng giới thiệu mô hình cán bộ chuyên trách là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ biệt phái làm việc tại UBND xã, giúp việc trực tiếp cho Trưởng ban DS-KHHGĐ xã. Đây là mô hình phát huy hiệu quả rất tốt.

Thay mặt Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn, ông Triệu Đức Lân cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh sẽ cùng tham mưu cho HĐND chuyển đổi bộ máy tổ chức đảm bảo thích ứng những vấn đề mới trong dân số thời gian tới. “Công tác DS-KHHGĐ phải đề cao, tăng cường nhiệm vụ tuyên truyền, “ngơ” một chút là sự việc thay đổi đi ngay”, ông Lân nói.

Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn cũng đề nghị ban chỉ đạo tất cả các huyện, thị huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng để thực hiện tốt hơn công tác DS-KHHGĐ.
 
Võ Thu
tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top