Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác xử lý chất thải y tế tại Nghệ An: Nỗ lực của ngành Y tế

Thứ ba, 07:30 24/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Từ lâu, nước thải, chất thải rắn y tế đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều hộ dân sống xung quanh các bệnh viện. Thế nhưng, để xử lý triệt để chất thải tại các cơ sở y tế ở Nghệ An đang là bài toán nan giải… vì liên quan đến kinh phí.

 

Tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An, công tác xử lý chất thải luôn được các cán bộ y tế kiểm tra thường xuyên. Ảnh : Hồ Hà
Tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An, công tác xử lý chất thải luôn được các cán bộ y tế kiểm tra thường xuyên. Ảnh : Hồ Hà

 

Khó khăn cần giải quyết

Trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 42 bệnh viện, tổng số 6.651 giường bệnh đạt 20,6 giường bệnh/vạn dân, gồm: 29 bệnh viên công lập, trong đó có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện tuyến huyện với 4.925 giường bệnh; 22 phòng khám đa khoa khu vực; 12 bệnh viện ngoài công lập với 906 giường bệnh; 3 bệnh viện ngành và quân đội đóng trên địa bàn với 600 giường bệnh. Cùng với 480 trạm y tế xã  với 2.400 giường bệnh. Ngoài ra, còn 359 cơ sở hành nghề Y tư nhân khác.

Hiện việc xử lý chất thải sinh hoạt thông thường cũng như xử lý chất thải y tế, hầu hết các đơn vị khám, chữa bệnh tự thu gom, phân loại, hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị xử lý hoặc đơn vị tự xử lý bằng công nghệ đốt, chôn lấp. Một số bệnh viện và cơ sở y tế đóng trên địa bàn TP Vinh đã tập trung rác thải để đốt tại lò của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh (lò đốt này có công suất 400 - 500 kh/24h). Hệ thống này đang giao cho Bệnh viện Ung Bướu quản lý, vận hành. Thế nhưng, theo quan sát của PV thì các thiết bị máy móc xử lý đã có phần xuống cấp.

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh, trụ sở tại xóm 14, xã Nghi Phú - TP Vinh, là bệnh viện hạng 1, có 45 khoa phòng, điều trị cho khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú thường xuyên. Thế nhưng hiện nay, đơn vị này vẫn chưa có hệ thống lò đốt riêng. Việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay vẫn chỉ là tạm thời. Đơn vị chủ yếu thu gom phân loại, sau đó hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường xanh Hải Dương đến vận chuyển, đưa đi xử lý. Còn đối với chất thải thông thường, bệnh viện cũng hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị TP Vinh chôn lấp tại khu xử lý rác thải tập trung của thành phố.

Ông Đặng Văn Duyên, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An) cho biết: Đối với nước thải, hệ thống xử lý tại các hố ga, bể phốt đúng quy trình, đảm bảo, do đó nước thải ra từ bệnh viện luôn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Còn chất thải rắn y tế, sau khi được phân loại từ các khoa phòng sẽ vận chuyển theo đường hầm rồi tập kết tại kho chứa, chờ xe của các công ty đến vận chuyển xử lý.

“Mỗi năm, bệnh viện thu gom khoảng 110.129 kg rác thải nguy hại và 936.000 kg rác thải thông thường. Riêng kinh phí hợp đồng với các công ty môi trường cũng ngót nghét hơn 200 triệu đồng chưa kể kinh phí mua bao bì cũng hết khoảng 20 triệu đồng/tháng. Hiện bệnh viện chưa có lò đốt, đã có kho chứa nhưng chưa có kho đông lạnh nên chúng tôi hết sức mong muốn được chính quyền cũng như ngành Y tế hỗ trợ để thực hiện tốt hơn việc bảo vệ môi trường”, ông Duyên nói.

Theo số liệu thống kê của ngành Y tế Nghệ An: Lượng chất thải rắn y tế bình quân là 1,3 kg/giường bệnh/ngày, trong đó có 25% là chất thải rắn y tế nguy hại. Như vậy, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có trên 10,7 tấn chất thải rắn y tế nguy hại được thải ra từ các cơ sở y tế. Khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại ngày càng nhiều bởi ngày càng có nhiều đơn vị khám, chữa bệnh không ngừng phát triển các dịch vụ kỹ thuật y tế mới, nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao. Trong khi, việc xử lý hiện nay phần lớn đều bằng phương pháp thủ công, việc chôn lấp chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Một số bệnh viện xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt nên vẫn tạo ra khói bụi, các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ông Bạch Hưng Cử, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT tỉnh cho hay: Nếu như nước thải ra môi trường từ các cơ sở y tế không xử lý đạt yêu cầu, các chất độc hại, vi sinh vật gây hại trong nước thải sẽ xâm nhập vào môi trường, tạo thành tác nhân gây nhiều bệnh cho con người như: Tiêu hóa, các bệnh ngoài da. Mặt khác, nếu như các thông số quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ôxy hòa tan trong nước, làm giảm số lượng các quần thể động vật khác.

Vì môi trường trong lành

Để giải quyết thực trạng trên, ngành Y tế Nghệ An đã xây dựng Đề án Tổng thể hệ thống xử lý chất thải y tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012- 2020. Với mục tiêu 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó, 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Theo đó, kinh phí dự tính để giải quyết xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện sẽ khoảng 80 tỷ đồng, chưa kể việc giải quyết rác thải nguy hại sẽ tốn khoảng 6 - 10 tỷ đồng cho việc lắp đặt công nghệ xử lý tại một bệnh viện. Ngoài ra, việc xây dựng nhà lạnh để chứa rác y tế nguy hại ước tính cũng hàng tỷ đồng. Tính sơ qua, để xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, cần tới 165 tỷ đồng. Theo khảo sát của sở y tế, mỗi ngày toàn tỉnh phát sinh khoảng 2 tấn rác thải y tế từ các bệnh viện và các cơ sở y tế, thế nhưng mới có khoảng 17 lò đốt, trong đó có  9 lò đốt đạt tiêu chuẩn về khí thải môi trường, còn lại đa số công nghệ lạc hậu, xuống cấp. Nhiều phòng khám đa khoa khu vực thường xử lý chất thải bằng cách đốt trong lò gạch, đốt ngoài trời hoặc chôn lấp. Chưa kể hệ thống xử lý nước thải của 480 trạm y tế xã và 17 bệnh viện tuyến huyện, 22 phòng khám đa khoa cũng đang còn nhiều bất cập.

Theo ông Bùi Đình Long - Giám đốc Sở Y tế để giải quyết được tình trạng trên phải tiến hành dần dần, bởi liên quan đến kinh phí.

Cùng với giải pháp về thu gom, phân loại, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn y tế, Nghệ An cũng đang thực hiện áp dụng 3 mô hình xử lý tập trung, theo cụm và xử lý tại chỗ. Đặc biệt, hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Lao Phổi là hai trọng điểm phát sinh các chất thải nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, để ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm từ chất thải y tế, giải pháp đề xuất hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Thế giới - Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện - Bộ Y tế theo mô hình tại chỗ là rất phù hợp với tiêu chí và nguồn lực. Khi triển khai, sẽ chú trọng đến giải pháp công nghệ không đốt, tiên tiến thân thiện với môi trường, đảm bảo các chất thải chứa các virus vi khuẩn vi bệnh được khử khuẩn triệt để an toàn đạt quy chuẩn, trước khi chuyển sang quản lý như đối với chất thải thông thường.

 

Mới đây, đã có 8 bệnh viện được thụ hưởng từ nguồn vốn hỗ trợ xử lý chất thải tiên tiến; 2 bệnh viện được mua xe chuyên dụng để vận chuyển chất thải rắn y tế. Ngoài ra, sắp tới Nghệ An sẽ cho đi vào hoạt động 8 lò rác không khói bằng công nghệ “vi sóng”, với công suất 2.500- 3.000 kg/ngày, ưu điểm của công nghệ này là phát huy được hiệu quả cao đối với các chất thải lây nhiễm, chi phí vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát, thân thiện với môi trường.  

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 1 ngày trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 1 ngày trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 3 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 3 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 1 tuần trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Top