Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Thứ hai, 09:06 31/03/2025 | Dân số và phát triển

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

Loại rau giúp kháng viêm và phòng bệnh xương khớp cực tốt, người Việt nên ăn để tăng cường sức khỏeLoại rau giúp kháng viêm và phòng bệnh xương khớp cực tốt, người Việt nên ăn để tăng cường sức khỏe

GĐXH - Rau hẹ được đánh giá ăn vào mùa xuân là tốt nhất để làm ấm dạ dày và phòng các bệnh viêm nhiễm.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ở tuổi 100 cụ bà N.T.A vẫn duy trì nếp sống ngăn nắp, sạch sẽ và minh mẫn. Nhưng một cơn đau khớp gối trái bất ngờ khiến cụ không thể tự đứng dậy hay đi lại, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người thân hỗ trợ. Gia đình đã đưa cụ nhập viện Khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị.

Theo chia sẻ từ người nhà, cụ A. có tiền sử đau nhức xương khớp kéo dài nhiều năm, đặc biệt ở khớp gối, nhưng chưa từng điều trị chuyên sâu. Cụ cũng mắc tăng huyết áp mạn tính, đang dùng thuốc đều đặn, huyết áp ổn định ở mức 120–130 mmHg. Trước nhập viện khoảng một tháng, cụ từng bị sốt và ho, điều trị tại tuyến dưới trong hai tuần. Sau khi hạ sốt, cụ bắt đầu bị sưng đau gối trái. Triệu chứng đau tăng dần khiến cụ mất hoàn toàn khả năng vận động.

Điều kỳ diệu: Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện - Ảnh 2.

Ảnh: Chụp màn hình

Tại bệnh viện, cụ được chỉ định chụp X-quang và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả cho thấy khớp gối trái bị tràn dịch, chưa phát hiện tổn thương xương đặc hiệu nhưng các chỉ số viêm tăng cao: bạch cầu dao động từ 13.000–15.000/mm³ (bình thường dưới 10.000), CRP lên tới 82,5 mg/L (bình thường dưới 5 mg/L), Ferritin 786 ng/mL – biểu hiện rõ phản ứng viêm và rối loạn chuyển hóa sắt. Dựa trên thăm khám và kết quả cận lâm sàng, cụ được chẩn đoán thoái hóa khớp gối độ 3 kèm tràn dịch và viêm hoạt dịch.

TS.BS Vũ Minh Điền – Phó Trưởng khoa Nội Tổng hợp, người trực tiếp điều trị cho cụ cho biết: "Thoái hóa khớp bản chất là sự rối loạn chuyển hóa canxi ở sụn và màng hoạt dịch. Ở người cao tuổi, canxi có thể hao hụt ở một số vùng nhưng lại lắng đọng bất thường ở nơi khác, tạo thành gai xương gây tổn thương và cản trở vận động."

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện tiêm nội khớp Acid Hyaluronic – một hoạt chất sinh học giúp tăng độ bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ bảo vệ sụn khớp. Phương pháp này hiện được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương triển khai hiệu quả, nằm trong chiến lược mở rộng điều trị bệnh mạn tính bên cạnh thế mạnh truyền nhiễm.

Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên. Người nhà xúc động kể lại: "Chiều hôm tiêm, đến 4 giờ sáng hôm sau cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng. Trước đó mỗi bước đi đều cần có người dìu."

Theo TS Điền, mỗi đợt điều trị không quá 3 mũi tiêm, cách nhau 8–10 ngày. Một năm không nên tiêm quá 3 đợt trên cùng một khớp. Ngoài khớp gối – nơi chịu tải trọng lớn nhất – các khớp như vai, háng cũng có thể áp dụng phương pháp này nếu được đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị tốt nhất ở giai đoạn thoái hóa từ độ 2 đến độ 3. Với những trường hợp nặng (độ 4), khi khớp đã biến dạng, thường phải chuyển hướng sang can thiệp ngoại khoa.

Bác sĩ Điền cũng nhấn mạnh rằng, bên cạnh thuốc men, sự hợp tác giữa bác sĩ – bệnh nhân – người nhà đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị. Trường hợp cụ A. là một ví dụ điển hình: cụ duy trì được thói quen sinh hoạt nền nếp, tuân thủ điều trị tăng huyết áp và được con cháu chăm sóc chu đáo – những yếu tố góp phần lớn vào khả năng phục hồi vận động.

Qua trường hợp cụ thể này, TS.BS Vũ Minh Điền khuyến cáo: người cao tuổi khi có biểu hiện đau nhức xương khớp kéo dài không nên chủ quan hoặc tự ý điều trị tại nhà. Việc thăm khám và điều trị sớm giúp phòng tránh biến chứng, duy trì khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

"Dù ở tuổi nào, nếu được điều trị đúng cách và có sự đồng hành của gia đình, người bệnh vẫn có thể sống vui, sống khỏe và tự bước đi bằng chính đôi chân của mình," TS Điền nhấn mạnh.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top