Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
GĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Đây là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu cao liên tục có thể làm hỏng dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan quan trọng.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu đường huyết tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Mệt mỏi thường xuyên
Đây là biểu hiện khiến nhiều người không nghĩ đến mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong giai đoạn mắc căn bệnh này, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể. Nhưng do thiếu Insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, vì mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu, nên sẽ dẫn đến sự mệt mỏi quá mức.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân là biểu hiện khó nhận thấy, vì mọi người thường cho rằng ăn uống kém hoặc có chế độ ăn kiêng khem nên sẽ có tình trạng bị giảm cân. Tuy nhiên, nếu ăn uống bình thường hoặc ăn uống nhiều, không có sự thay đổi về tập luyện hoặc làm việc mà bị sụt cân thì hãy nghĩ đã mắc bệnh tiểu đường hoặc một căn bệnh nghiêm trọng nào khác.
Luôn cảm thấy khát nước
Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh tiểu đường thường thấy là người bệnh sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước, uống nhiều nước do mất nước, do hoạt động nhiều, do thời tiết nắng nóng... cũng sẽ khiến khát nước nhiều hơn.
Đi tiểu nhiều lần
Biểu hiện thường thấy ở bệnh tiểu đường là tình trạng đi tiểu nhiều. Nếu thấy xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều, cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… đó là dấu hiệu sớm nghĩ đến căn bệnh này.
Thị lực giảm sút
Ở bệnh tiểu đường sẽ có biểu hiện thị lực không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa không rõ. Vì vậy, nếu thị lực giảm hoặc kết hợp các biểu hiện như khát nước, sụt cân... thì cần đi khám mắt và kiểm tra đường huyết, để xác định bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc hay không.
Vết thương lâu lành
Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, nên khi mắc bệnh thì hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử hoặc nhiễm trùng.
Cần làm gì khi phát hiện đường huyết tăng cao, mắc bệnh tiểu đường

Thăm khám thường xuyên
Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc cần thiết giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ giải đáp cho bệnh nhân về tác dụng, liều lượng và thời điểm uống thuốc phù hợp. Người bệnh có thể biết được những tác dụng phụ có thể xảy ra, tương tác với các loại thuốc khác.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người bệnh tiểu đường cần tuân theo chế độ ăn uống có kiểm soát để tránh tăng hoặc hạ lượng đường trong máu đột biến. Một số lưu ý gồm hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol, tránh chất béo chuyển hóa, lựa chọn thực phẩm có chất béo không bão hòa đơn. Bạn nên đặt ra tổng lượng calo được phép tiêu thụ mỗi ngày và cân đối các loại thực phẩm, tăng cường nhóm ngũ cốc và rau quả.
Theo dõi lượng đường trong máu
Người bệnh nên học cách kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà. Ghi lại chỉ số đường huyết, thực phẩm tiêu thụ và chế độ sinh hoạt giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết. Từ đó, người tiểu đường có thể loại trừ các nhóm hoạt động, thức ăn làm tăng đường huyết và thay đổi kế hoạch quản lý bệnh.
Thay đổi lối sống
Những thay đổi này gồm tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng phù hợp, tăng cường sức khỏe tổng thể để quản lý bệnh tiểu đường. Người hút thuốc nên bỏ thuốc, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc, học cách quản lý căng thẳng...

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

6 thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĐể giảm thiểu tác hại khi uống rượu, tham khảo một số thực phẩm nên ăn giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy rượu và xử lý rượu an toàn hơn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.