Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cụ bà 90 tuổi bán hết tài sản để xây một cung điện bằng sứ, chấp nhận sống trong 'túp lều nhỏ' vì ước nguyện to lớn

Thứ năm, 17:16 16/02/2023 | Chuyện đó đây

"Tôi sống trong túp lều là được rồi, truyền thống của Cảnh Đức Trấn không thể bị đánh mất!" - đây là lời của cụ bà 90 tuổi khi chia sẻ về câu chuyện đầy "điên rồ" của mình.

Ở Trung Quốc có một cụ bà 90 tuổi không quan tâm đến vàng bạc châu báu hay cuộc sống giàu sang, mà chỉ muốn theo đuổi và thực hiện ước mơ của mình, và bà đã thành công.

Cụ bà dành 5 năm và bỏ ra 60 triệu NDT (hơn 207 tỷ đồng) để xây dựng một “cung điện” bằng sứ nhưng bản thân lại sống trong túp lều nhỏ đơn sơ. Bà già "điên" này chính là Dư Nhị Muội.

Cụ bà 90 tuổi bán hết tài sản để xây một cung điện bằng sứ, chấp nhận sống trong túp lều nhỏ vì ước nguyện to lớn - Ảnh 1.

Kết duyên với đồ sứ từ nhỏ, lớn lên với niềm tin cả đời

Năm 1930, trong một gia đình nghèo khó phát ra tiếng khóc vang của trẻ con, một bé gái chào đời, đó là cụ bà Dư Nhị Muội. Cha mẹ làm nông, khốn khó triền miên. Vì vậy, năm 1942, Dư Nhị Muội, mới 12 tuổi, đã chọn rời quê hương đến Cảnh Đức Trấn (Giang Tây, Trung Quốc) để sống và làm việc trong xưởng gốm của người cậu họ hàng xa.

Cụ bà 90 tuổi bán hết tài sản để xây một cung điện bằng sứ, chấp nhận sống trong túp lều nhỏ vì ước nguyện to lớn - Ảnh 2.

Ban đầu, Dư Nhị Muội hoàn toàn không có khái niệm về gốm sứ nên chỉ làm những việc dọn dẹp trong xưởng. Chúng ta đều biết rằng nguyên liệu gốm sứ không thể thiếu thạch cao, đất sét, vì vậy việc làm sạch là bắt buộc. Mặc dù công việc này khá khó khăn với một thiếu nữ chủ mới hơn 12 tuổi, nhưng Dư Nhị Muội vẫn kiên trì.

Một ngày nọ, người cậu nhìn thấy Dư Nhị Muội đang cẩn thận lau bụi trong góc xưởng, ông cho rằng Dư Nhị Muội là một người tinh tế và kiên nhẫn, tính cách như vậy phù hợp với nghề làm đồ sứ cần sự tỉ mỉ.

Cứ thế, Dư Nhị Muội đã gắn bó với nghề làm gốm sứ mấy chục năm liền. Bởi vì bà phát hiện làm đồ gốm thực sự là sở thích của mình. Dư Nhị Muội nắm rõ quy trình làm gốm như lòng bàn tay, từ khai thác đá sứ cho đến đóng gói thành phẩm, bà đã thuộc lòng hơn 30 công đoạn khó nhằn.

Trong trái tim của bà, Cảnh Đức Trấn là thủ phủ của gốm sứ, và nó đã trở thành niềm tin cả đời để bà tiếp tục phát triển gốm sứ Cảnh Đức Trấn.

Sau nhiều năm kinh nghiệm, Dư Nhị Muội không còn non nớt như trước mà bình tĩnh và kiên định hơn. Với kinh nghiệm học được từ xưởng gốm của người cậu và số vốn liếng tích lũy được qua muôn vàn khó khăn, Dư Nhị Muội quyết định tự kinh doanh gốm sứ.

Dựa vào kinh nghiệm học việc nhiều năm, Dư Nhị Muội đã mua thành công một nhà máy, công việc sản xuất đồ sứ ngày càng phát đạt, bà lần lượt đạt được những đỉnh cao mới trong cuộc đời mình. Hàng hóa do nhà máy sứ của Dư Nhị Muội sản xuất được xuất khẩu ra nước ngoài, giúp bà trở thành một “nữ cường” nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn.

Từ khi khởi nghiệm đến cầm lấy số tiền lời đầu tiên trong tay, rồi đến tài sản chục triệu NDT, danh tiếng vươn ra tầm thế giới. Dư Nhị Muội đã từ cô gái nghèo trở thành một doanh nhân lớn, cuộc sống khó khăn đã biến mất từ lâu, những giọt mồ hôi nhỏ giọt trước lò nung đã trở thành viên ngọc trai sáng bóng lăn trên gương mặt của bà Dư Nhị Muội.

Trong một cuộc phỏng vấn, Dư Nhị Muội đã đề cập: "Vào thời điểm đó, gốm sứ trong nhà máy của tôi được xuất khẩu sang Nga, Thái Lan và những nơi khác, tất cả là nhờ danh tiếng gốm sứ Cảnh Đức Trấn của Trung Quốc. Tôi nên đóng góp sức lực của mình vào ngành gốm sứ Cảnh Đức Trấn, để nó tiếp tục tồn tại và phát triển".

Thế là Dư Nhị Muội kiên quyết sản xuất, bán và quảng bá đồ gốm sứ, làm việc chăm chỉ cả ngày lẫn đêm. Ngay cả khi có tài sản đủ để an hưởng tuổi già trong sung túc, bà vẫn không từ bỏ đức tin của mình.

Chấp nhận sống trong túp lều nhỏ, dốc tâm huyết xây dựng “cung điện sứ”

Đến những năm 1980, Dư Nhị Muội không chỉ là một doanh nhân nổi tiếng trong ngành gốm sứ Cảnh Đức Trấn, mà còn là một nghệ nhân sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.

Đồng thời, trong mấy chục năm kinh doanh này, bà giữ lại rất nhiều đồ sứ được sản xuất trong xưởng, không biết từ bao giờ tích lũy hơn 60.000 đồ sứ tinh xảo trong bộ sưu tập.

Không lâu sau, trong một chuyến công tác đến Thiên Tân và tình cờ nhìn thấy một ngôi nhà bằng sứ rất tinh tế, Dư Nhị Muội đã đưa ra một quyết định "điên rồ".

Bên cạnh đó, Dư Nhị Muội không thể hiểu được: Thiên Tân không nổi tiếng bằng Cảnh Đức Trấn về ngành sứ, nhưng cũng có những ngôi nhà sứ. Song trong khi Cảnh Đức Trấn là trung tâm công nghiệp gốm sứ nổi tiếng thế giới, thế mà ngay cả một ngôi nhà sứ tinh xảo cũng không có? Sau một hồi suy nghĩ, Dư Nhị Muội quyết định xây một ngôi nhà bằng sứ ở Cảnh Đức Trấn.

Dư Nhị Muội chia sẻ suy nghĩ của mình với các con nhưng bị phản đối, có người nói bà bị điên, có người nói bà đã quá già để làm những chuyện lớn lao. Sự thiếu sự hỗ trợ và không được thấu hiểu chắc chắn là điều đáng buồn nhất trong lòng của bà Dư Nhị Muội.

Tuy nhiên, việc xây dựng “cung điện sứ” không chỉ để hiện thực hóa suy nghĩ của Dư Nhị Muội mà còn mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ tương lai và đóng vai trò thúc đẩy văn hóa của ngành sứ của Trung Quốc. Vì vậy, Dư Nhị Muội quyết định xây dựng một cung điện bằng sứ bất chấp ngăn cản.

Từ hơn 10 năm trước, Dư Nhị Muội đã dành tất cả tài sản tích lũy được khi còn trẻ, bán bất động sản và đồ trang sức để xây dựng “cung điện sứ”. Để tiết kiệm chi phí, bà không thuê công ty xây dựng và chỉ sử dụng 20 NDT để lên một bản vẽ đơn giản.

Toàn bộ hơn 60.000 món đồ sứ trong bộ sưu tập của Dư Nhị Muội đã được lấy ra và sử dụng trong cung điện này, cùng với đó là 80 tấn mảnh sứ nhỏ lẻ khác. Trên cửa lớn của "cung điện sứ" có một bức hoành phi viết: "Thiên niên sứ cung vạn niên tàng", tạm dịch: Cung điện sứ nghìn năm giữ mãi vạn năm.

Cấu trúc của “cung điện sứ” được lấy cảm hứng từ kiến trúc Thổ lâu của người Khách Gia ở vùng núi phía đông nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Các bức tường bên ngoài được khảm bằng sứ thanh hoa (sứ màu xanh và trắng), sứ linh lung (sứ xuyên thấu lấp lánh), sứ màu hồng… Phần mái cung điện đính thêm vô số mảnh sứ nhỏ. Cung điện có 3 tầng, trong đó tầng đầu tiên và thứ hai bày trí các bức tranh sứ truyền thống, tầng thứ ba dùng tranh sứ mang chủ đề Phật giáo.

Cụ bà 90 tuổi bán hết tài sản để xây một cung điện bằng sứ, chấp nhận sống trong túp lều nhỏ vì ước nguyện to lớn - Ảnh 7.

Năm 2017, “cung điện sứ” chính thức hoàn thành và mở cửa đón khách. Tháng 11 cùng năm, “Cung điện sứ” của Dư Nhị Muội được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp 2A thu hút đông đảo nhiều du khách thập phương đến tham quan. 

Cụ bà 90 tuổi bán hết tài sản để xây một cung điện bằng sứ, chấp nhận sống trong túp lều nhỏ vì ước nguyện to lớn - Ảnh 8.

Khi đến tham quan “cung điện sứ”, nhiều du khách có cơ hội gặp bà cụ trong truyền thuyết này. Rõ ràng bà là một triệu phú nhưng lại không nỡ mặc quần áo quá 50 NDT, thà mang nợ và chi số tiền lớn để xây dựng “cung điện sứ”. Điều này đã khiến du khách thích thú và hiếu kỳ, họ không thể tưởng tượng nổi một công trình to lớn như vậy lại chỉ do một mình bà thực hiện.

Tất cả vốn liếng tích cóp cả đời đều tiêu hết vào “Cung điện sứ” này, bản thân bà vẫn sống trong căn nhà nhỏ, hay chính xác hơn chỉ là một túp lều vì nó quá mức đơn sơ. Dư Nhị Muội vui vẻ nói: “Tôi sống trong túp lều là được rồi, truyền thống của Cảnh Đức Trấn không thể bị đánh mất!”.

Nguồn: Sina, 163

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?

Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?

Chuyện đó đây - 9 giờ trước

Những bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.

Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố

Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Những bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.

'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?

'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Hành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Nhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.

Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'

Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Hành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Bach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Quả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Khi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Chuyện đó đây

Khi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.

Top