Cuộc đời buồn của người đàn bà đẹp chờ đợi tình yêu trong vô vọng bỗng một ngày phải mang gương mặt "quỷ"
GiadinhNet - Thủa ấy đã lâu, cách đây hơn nửa thế kỷ có một người con gái đẹp người đẹp nết yêu một chàng du kích xã. Lời hứa hẹn thủy chung chờ đợi người yêu trở về mãi mãi không thành hiện thực, nhưng người con gái ấy cứ đợi, đợi mãi mà không lấy chồng.
Bà Trần Thị Minh. Ảnh T.G |
Người dân tổ 4 (thôn 3, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) chẳng ai xa lạ gì với người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh này, dẫu hơn mười năm trở lại đây bà chưa một lần bước ra khỏi cửa. Hơn tám mươi năm qua, bà Trần Thị Minh (86 tuổi) đã sống ở mảnh đất này, hy vọng và chờ đợi trên mảnh đất này và đau đớn cũng chỉ trên mảnh đất này.
Căn nhà nhỏ của bà Minh nằm ngay trên con đường nhựa khang trang mới xây dựng hướng xuống bãi biển Tam Thanh của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam). Khi chúng tôi đến, bà Minh chống gậy tre, vịn vào tường khập khiễng bước ra mở cửa mời chúng tôi vào. Khối u trên mặt bà lão to phình từ mắt phải xuống tận cằm, lấn hết khuôn mặt già nua khiến nhiều người nếu không quen nhìn sẽ phải giật mình kinh sợ. Người ta thường bảo sinh ra có cái miệng để được ăn, được nói nhưng gần chục năm qua, khối u khổng lồ trên khuôn mặt đã tước đi của cụ bà 86 tuổi cái quyền tối thiểu ấy.
Thấy chúng tôi có vẻ ái ngại, bà Minh đưa tay sờ lên khối u rồi bảo: "Cả chục năm nay nó là cục khổ cứ đeo bám theo tôi mãi! Có lần, một đứa bé hàng xóm lẽo đẽo theo mẹ sang nhà tôi chơi. Khi thấy tôi, nó bỗng hét to, khóc um lên, cứ ôm lấy chân mẹ không chịu buông. Tôi càng dỗ nó càng khóc to hơn. Cuối cùng, mẹ nó phải bồng con về nhà và không bao giờ dám dẫn con sang nhà tôi chơi nữa! Mà cũng đúng thôi, ai thấy mặt tôi như thế này mà không sợ. Người lớn cũng khiếp chứ nói chi đến lũ trẻ con. Thôi thì hạn chế ra đường hoặc đi đâu thì phải che kín mặt vậy!".
Sống một đời lẻ loi nơi xóm nhỏ nghèo nhất, nhì của TP.Tam Kỳ, ít ai biết rằng tuổi thơ của cụ Minh cũng bình thường như bao người khác. Ngày còn trẻ, cụ nổi tiếng xinh đẹp trong làng. Biết bao chàng trai đến ngỏ lời nhưng cụ đều khước từ bởi duyên trời chưa tới. Rồi cha, mẹ, anh, chị, em lần lượt qua đời hết, cụ sống vậy để thờ phụng ông bà, tổ tiên. Cuộc sống cứ dần trôi cho đến một ngày, trên khuôn mặt cụ bỗng nhiên mọc lên một cục u nhỏ như hạt bắp nằm gần miệng. Vì nhà nghèo, cụ chủ quan không chú ý. Cục u nhỏ xíu đó dần to lên bằng cái ly, rồi bằng cái bát và nhanh chóng phình ra chiếm hết khuôn mặt. Khối u làm miệng cụ bị méo xệch, gây khó khăn khi vận động cơ miệng, ăn uống, nói cười.
Nghĩ đến "cục khổ" nặng trĩu, cụ Minh rưng rưng nước mắt. Cụ bảo: "Khi cục u mới mọc, nhà tôi nghèo đến mức không có gạo để thổi cơm hằng ngày nên đâu dám nghĩ đến việc đi bệnh viện để khám chữa. Hơn nữa, tôi cũng nghĩ khối u đó bình thường. Đến khi tích lũy được chút ít tiền đi khám thì mới biết đó là khối u độc và có thể mất mạng trong nay mai nếu không có tiền phẫu thuật. Căn nhà này cũng nhờ chính quyền và hàng xóm tích góp xây cho thì tôi mới có chỗ trú mưa, tránh nắng. Làm sao tôi có được mấy chục hay cả trăm triệu để phẫu thuật cơ chứ. Thôi thì đành cam chịu số phận ông trời đã an bài!".
Sống cô độc trong mái chòi nhỏ với cái nghèo đè nặng tấm thân già, những ngày cuối đời, bà lão chỉ mong có được một bữa ăn ngon thì dù chết cũng cam tâm, mãn nguyện. "Ông trời cho tôi sống chừng này cũng nhiều rồi, tôi chẳng mong ước gì thêm. Những ngày cuối đời, mỗi đêm ngủ, tôi chỉ ước khi mở mắt ra sẽ không thấy cục u trên mặt nữa để có thể ngồi bưng một chén cơm ăn ngon lành. Dù có chết cũng được vì gần chục năm qua, tôi không có được một bữa ăn ngon!" bà cụ nghẹn ngào tâm sự. Chị Mai Thị Phượng (46 tuổi, hàng xóm với bà cụ Minh) cho biết: "Cụ già rồi nhưng chẳng còn ai thân thích. Cả đời cụ sống hiu quạnh trong mái tranh nghèo. Thời cụ còn con gái, tôi nghe cha mẹ kể lại, có rất nhiều người đến cầu hôn nhưng cụ không ưng ai. Gần chục năm nay, tự nhiên trên mặt cụ nổi lên cục u quái ác làm cụ nhiều phen khổ sở. Nghĩ cũng tội cho cụ mà chúng tôi chẳng giúp được gì!"
Một điều ít ai biết được rằng vì sao cả một đời bà ở một mình đớn côi như thế. Và rồi trong sự trải lòng với tôi, một câu chuyện tình với nỗi niềm thủy chung của một người phụ nữ vùng cát này cứ làm lòng tôi day dứt mãi. Day dứt như chính mình là người có lỗi, vì cứ vô tình khơi gợi vào nỗi đau mà bà đã cố gắng quên đi hơn nửa thế kỷ qua mà không được…
Thuở ấy, bà Minh là một cô gái rất đẹp của xứ đảo này. Đất nước vẫn còn nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh. Hơn 18 tuổi, Minh nhận lời nguyện ước với một chàng thanh niên trong làng, là một chiến sỹ du kích quả cảm của xã. Lời hẹn ước ấy đến tận bây giờ bà vẫn nhớ như mới ngày hôm qua: "Ông ấy nói khi đất nước thống nhất, ông ấy sẽ xin cưới tôi. Cha mẹ tôi và cha mẹ ông đều mất vì chiến tranh hết. Ổng thương tui lắm! Ổng nói đất nước thống nhất rồi ổng sẽ về cưới tôi, rồi đi biển nuôi vợ con…!" nói rồi đôi mắt ba chùng xuống, những giọt nước mắt tiếc nhớ cứ chực rơi rưng rưng trong mắt.
Bà Minh nhận sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Ảnh T.G |
Rồi hôm ấy, vào thời điểm ác liệt của chiến tranh, chàng thanh niên phải theo đơn vị chiến đấu. Chiều chia tay, chỉ có một cái ôm và nụ cười người đàn ông ấy dành cho bà như lời hẹn trở về... Chiều chia tay, bà không nói gì cả. Vì bà biết ông có lí do để phải đi. Bà chạy theo ông tới tận triền sóng của con sông Trường Giang. Vì bà muốn từ trên bờ sẽ nhìn thấy bóng dáng ông từ xa. Rồi bà tự nhủ rằng ngày mai cũng đến nhanh thôi.
Một người con gái, không phải với dải lụa vàng nắm chặt trong tay chờ đợi người yêu trở về như trong bao bộ phim chiến tranh mà sau này người ta dàn dựng lại để tăng thêm sự lãng mạn. Bà Minh chỉ có một trái tim khao khát yêu thương, một bờ đê biển với những con sóng bạc đầu vỗ miên man dài dằng dặc để bám trụ, để đứng từ xa trong lặng yên và chờ đợi, chờ đợi một phép màu. Phép màu mang niềm yêu thương trở lại. Niềm yêu thương tưởng như không cần mơ ước cũng có thể gọi tên, nhưng đối với bà thì là cả một đời.
Và cho đến tận bây giờ bà vẫn còn đứng đây, chờ đợi và hy vọng. Bà cứ trông mãi, ngóng mãi. Những giọt nước mắt không đủ để an ủi cho niềm hy vọng tột cùng của bà. Bà chẳng nhớ đã biết bao nhiêu lần bà đứng bên chân sóng Trường Giang này ngóng đợi và khóc. Khóc nhiều quá đến nỗi mắt bà mờ dần đi, rồi lòa hẳn lúc nào không biết. Dòng nước vẫn trôi, hàng cây vẫn vươn đều trên vùng đất ngày càng nhộn nhịp này. Ngày ngày bà vẫn lặng lẽ ra đây... Chỉ có người du kích ấy không trở về. Một ngày, hai ngày, một tuần, thêm tuần sau nữa, tháng tới, tháng tới nữa. Rồi một mùa mới lại đến.
Nhiều lần bà cũng ra bến sông, khi thoáng thấy một chiếc thuyền ngoài xa, bà Minh lại đi tụt lại phía sau. Đơn giản chỉ vì bà thấp thoáng trông thấy một bóng dáng thân quen từ xa. Một gợn sóng lăn tăn nhỏ cũng có thể là tín hiệu của người yêu. Nhưng chỉ thấy những bọt sóng bạc đầu như chính mái tóc ngả theo sương gió của bà… Hơn nửa thế kỷ chờ đợi người mãi không thấy về, bà Minh chẳng nhận lời của một người đàn ông nào nữa. Mặc dù đã có rất nhiều người đến với bà nhưng bà đều một lòng chung thủy với người yêu của mình. Bà bảo: "Biết đâu ổng có việc gì chưa về được. Thôi thì tôi cứ đợi vậy. Biết đâu…!", bà nói rồi ánh mắt lại hiện lên niềm hy vọng không nguôi.
Rời mái tranh nghèo của bà Minh khi bóng chiều dần tắt. Bà cụ đáng thương lủi thủi chống gậy ra tiễn chúng tôi. Gần tới mặt đường, bà vội quay trở lại nhà khi nhìn thấy lũ trẻ con đang hồn nhiên chơi đùa cạnh đó. Có lẽ bà sợ chúng hốt hoảng bỏ chạy hoặc khóc thét lên khi nhìn thấy khối u mà bà sẽ phải mang theo đến hết cuộc đời. Hơn nửa thế kỷ chờ đợi một người không về, bà đã phải sống cô độc cùng với khuôn mặt đáng sợ của mình. Bây giờ bà vẫn đang sống cô độc như thế. Tôi hiểu trong tình yêu niềm tin là vô cùng mãnh liệt, và cũng có nhiều phép màu. Chẳng hiểu sao khi nghe câu chuyện bà Minh kể, tôi cứ ao ước sẽ có một phép màu nào đó cho người đàn bà thủy chung nhưng tội nghiệp này. Mà biết đâu đấy, phép màu sẽ xảy ra, bởi cuộc đời này điều gì cũng có thể…
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 19 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 21 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.