Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc khủng hoảng của canh tác thẳng đứng và thành công của 'Tesla Dâu tây'

Thứ hai, 07:46 23/10/2023 | Xu hướng

Thế giới từng xôn xao về việc một công ty khởi nghiệp Nhật Bản kiếm được tới 50 triệu USD nhờ bán loại dâu tây đặc biệt cho những người giàu có ở Mỹ với giá 50 USD/hộp, tương đương khoảng 1,25 triệu đồng.

Bất chấp giá năng lượng tăng vọt ảnh hưởng đến nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị, ngành kinh doanh dâu tây xa xỉ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Câu chuyện thành công này liên quan đến Oishii, một công ty khởi nghiệp về nông nghiệp canh tác thẳng đứng, được mệnh danh là “Tesla Dâu tây”.

Trong nhiều năm, nông nghiệp đã chuyển đổi sang mô hình canh tác thẳng đứng. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999 bởi TS. Dickson Despommier tại Đại học Columbia, các trang trại canh tác thẳng đứng đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Từ năm 2014-2020, các nhà đầu tư trên toàn cầu đã rót hơn 1,8 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp về canh tác thẳng đứng và dự đoán giá trị thị trường sẽ đạt mức 20,9 tỷ USD trong 5 năm tới.

Cuộc khủng hoảng của canh tác thẳng đứng và thành công của 'Tesla Dâu tây' - Ảnh 1.

Những hộp dâu tây của Oishii có mức giá trung bình 50 USD/hộp, tương đương khoảng 1,25 triệu đồng, gồm 11 quả cỡ vừa hoặc 8 quả cỡ lớn.

Khác với canh tác truyền thống, canh tác thẳng đứng hoặc "môi trường nông nghiệp có kiểm soát" (CEA), không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và bảo đảm năng suất cây trồng quanh năm. Sử dụng các công nghệ hiện đại như robot, thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo, những người nông dân đã tối ưu hóa các yếu tố tăng trưởng như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.

Cuộc khủng hoảng của canh tác thẳng đứng

Trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp canh tác thẳng đứng gặp phải trở ngại cực kỳ nghiêm trọng là nhu cầu sử dụng năng lượng.

Những trang trại này đòi hỏi nguồn lượng năng lượng khổng lồ để hoạt động, đặc biệt là để phục vụ nhu cầu sưởi ấm và chiếu sáng nhân tạo. Báo cáo CEA của Công ty dịch vụ và công nghệ tư vấn Agriture (Mỹ) vào năm 2021 cho thấy, các trang trại thẳng đứng sử dụng năng lượng nhiều hơn 100 lần so với những người canh tác ngoài trời.

Khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu khiến chi phí năng lượng tăng cao, nhiều công ty canh tác thẳng đứng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này như Agricool, AppHarvest và Infarm đều nằm trong số những công ty đang gặp khó khăn và trên đà suy thoái.

Cuộc khủng hoảng của canh tác thẳng đứng và thành công của 'Tesla Dâu tây' - Ảnh 2.

Loại dâu tây xa xỉ của Oishii được canh tác bằng các phương pháp thủ công truyền thống.

Cách tiếp cận độc đáo

Các công ty khởi nghiệp mới nổi thường trải qua 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ 3 là "máng vỡ mộng" - đặc trưng bởi những thất bại và phá sản. Sự suy thoái gần đây của một số doanh nghiệp canh tác thẳng đứng cho thấy lĩnh vực đang chuyển sang giai đoạn này.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh khó khăn, Oishii vẫn đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào cách tiếp cận độc đáo của người sáng lập Hiroki Koga.

Xuất phát từ truyền thống tặng quà của Nhật Bản là các loại trái cây đắt tiền, Hiroki Koga đã tập trung vào chất lượng hơn là số lượng, cung cấp những quả dâu tây có hương vị độc đáo.

Sử dụng công nghệ canh tác thẳng đứng và chiến lược thụ phấn của ong, kết hợp với quy trình canh tác nghiêm ngặt, Hiroki Koga đã trồng được những quả dâu tây vô cùng đặc biệt và chất lượng, chuyên hướng tới phục vụ nhu cầu cho tầng lớp giàu có.

Cuộc khủng hoảng của canh tác thẳng đứng và thành công của 'Tesla Dâu tây' - Ảnh 3.

Tuy nhiên, việc kết hợp các công nghệ mới vào quy trình kiểm soát canh tác là điều rất quan trọng.

Khi làm như vậy, Oishii đã mô phỏng chiến lược ban đầu của Tesla là nhắm mục tiêu vào thị trường xa xỉ trước khi mở rộng quy mô để sản xuất hàng loạt. Thành công của Oishii đã cho thấy, một chiến lược đúng lúc, kết hợp với những kỳ vọng thực tế, có thể hướng canh tác thẳng đứng hướng tới một tương lai thành công.

Những thất bại gần đây trong ngành đang buộc các công ty khởi nghiệp phải tìm kiếm các giải pháp thay thế. Việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo hoặc di dời đến các khu vực có nguồn năng lượng giá rẻ dồi dào như Trung Đông có thể là những giải pháp tiềm năng.

Nếu kỳ vọng về nền nông nghiệp xanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn trở thành hiện thực thì đó sẽ là nhờ các doanh nhân, nhà công nghệ và nhà đầu tư chấp nhận rủi ro đã biến giấc mơ lớn thành hiện thực.

Câu chuyện về việc Oishii vẫn có thể kiếm được tới 50 triệu USD trong bối cảnh khó khăn chứng minh rằng, ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh, sự đổi mới và kiên trì vẫn có thể mang lại thành công ngọt ngào.

(Theo Agritecture)

Cuộc khủng hoảng của canh tác thẳng đứng và thành công của 'Tesla Dâu tây' - Ảnh 4.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ

Xu hướng - 1 ngày trước

Đầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Xu hướng - 2 ngày trước

Sau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Xu hướng - 3 ngày trước

Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Xu hướng - 5 ngày trước

Thuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Xu hướng - 1 tuần trước

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Xu hướng - 1 tuần trước

Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Xu hướng - 1 tuần trước

Trung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Xu hướng - 2 tuần trước

Đây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Top