Cứu cánh cho cả gia đình mắc bệnh tan máu bẩm sinh
GiadinhNet - Gánh nặng phí tổn và áp lực cuộc sống của một gia đình bốn người đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều nhờ bài thuốc Sâm thốt nốt của lương y Nguyễn Văn Dậu.
Nỗi bất hạnh khi cả nhà mang bệnh hiểm nghèo
Vợ chồng chị Trần Thị S (SN 1976, trú tại huyện Củ Chi, TPHCM) có hai con, bé gái Trần Tuyết Thanh T (SN 2004) và bé trai Trần Viết T (SN 2008). Chị S là giáo viên tiểu học, chồng là công nhân tại một xí nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn huyện Củ Chi. Cuộc sống gia đình cô giáo S khá yên lành, hạnh phúc bỗng bị xáo trộn bởi bệnh tật hiểm nghèo đột nhiên vây bủa cả bốn thành viên.
Năm lên 6 tuổi, bé Thanh T phát bệnh, cơ thể bỗng nhiên gầy yếu xanh xao, người luôn mệt mỏi khó chịu. Lo lắng cho sức khỏe con gái, vợ chồng cô giáo S đưa con đi khám khắp nơi. Cuối cùng, các bác sỹ Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TPHCM đã tìm ra căn nguyên bệnh tình của bé. Bé Thanh T mắc bệnh Thalassemia - một loại bệnh đặc biệt hiểm nghèo liên quan đến máu và gen di truyền. Ngay sau đó, bệnh viện đã đề nghị cả gia đình cô giáo S thực hiện các xét nghiệm liên quan. Đến lúc này, vợ chồng cô giáo S mới “sốc toàn tập” vì không chỉ bé Thanh T mà cả bé Viết T và bố mẹ đều mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Bé Thanh T bệnh tình nặng nhất, nếu không được tiếp máu trong vòng 15 ngày sẽ có nguy cơ tử vong.
“Ngay khi biết cả nhà mắc bệnh, mọi ước mơ, khát vọng đều sụp đổ tan tành. Vợ chồng tôi chỉ còn nghĩ được mỗi việc duy nhất là làm thế nào để giữ được tính mạng các con mà thôi…”, cô giáo S tâm sự. “Cuộc chiến” sống còn của gia đình bắt đầu. Bé Thanh T mỗi tháng phải đến Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM để tiếp máu hai lần mới giữ được tính mạng. Bên cạnh việc truyền máu, bé còn phải tuân thủ phác đồ điều trị với một số loại thuốc đặc hiệu. “Chỉ riêng bé Thanh T, chi phí điều trị và tiếp máu đã hơn 8 triệu đồng/tháng, dù bảo hiểm y tế đã thanh toán 80%. Còn vợ chồng tôi và bé út Viết T thì uống thuốc ít tiền hơn nhờ bệnh chưa phát nặng. Tính tổng cộng chi phí thuốc men cho cả nhà gần 9 triệu đồng/mỗi tháng”, cô giáo S bùi ngùi cho hay.
Phần vì bệnh tật, phần vì áp lực tiền bạc nặng nề, vợ chồng cô giáo S nhanh chóng suy giảm sức khỏe. “Chỉ sau một thời gian nặng gánh lo toan, vợ chồng tôi bắt đầu kiệt sức. Leo cầu thang để lên lớp, chỉ đến tầng 2 mà miệng, mũi tranh nhau thở. Nói dại, không may bố mẹ mệnh hệ gì thì hai đứa nhỏ biết ra sao? Càng lo nghĩ thì lại càng mau mất sức…”, cô giáo S trải lòng.
Giúp người bệnh nâng cao thể trạng
Đầu năm 2015, trong lần đưa con đến tiếp máu tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TPHCM, cô giáo S tình cờ gặp một người quen. Hai người chia sẻ với nhau về cuộc sống. Người quen của cô giáo S là phóng viên Huyền Nga (Báo Công an Nhân dân) từng quen biết lương y Nguyễn Văn Dậu (thường gọi là bác Hai Dậu). Trong một lần gặp lương y, chị Huyền Nga đã kể lại câu chuyện đắng lòng này. Vốn hào sảng, thích giúp người nguy khó, lương y Hai Dậu bèn tức tốc bảo con trai liên hệ với cô giáo S và mang Sâm thốt nốt đến tặng. Anh Hùng - con trai lương y Hai Dậu đã mang tặng cô giáo S 10 gói Sâm thốt nốt cùng lời hướng dẫn kỹ lưỡng và cam kết của lương y: “Mỗi tháng sẽ tặng 10 gói để giúp vợ chồng cô giáo tăng cường sức khỏe mà chăm lo cho con”. Trong niềm vui được quan tâm giúp đỡ, cả nhà cô giáo S cùng sử dụng loại sâm này. “Sức khỏe cả gia đình tôi cải thiện rõ rệt sau khi dùng Sâm thốt nốt, hai đứa trẻ ăn ngon ngủ khỏe, vui đùa cả ngày. Riêng tôi thì mừng rớt nước mắt vì không chỉ thấy con khỏe mà bản thân cũng thấy khá hơn nhiều. Một tháng uống Sâm thốt nốt, tôi lên cầu thang ở trường mà không còn phải ngồi nghỉ để thở nữa”, cô giáo S mừng rỡ cho biết.
Nhiều tháng liền sau đó, cứ mỗi lần cô giáo S đưa bé Thanh T chuẩn bị đến Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TPHCM là người nhà lương y Hai Dậu lại mang sâm đến cho. “Mỗi lần nhận thuốc là tôi lại báo tình hình sức khỏe của hai con và tôi đã cải thiện nhiều! Chỉ thương ông xã, thấy mấy mẹ con dùng Sâm thốt nốt khỏe lên thì nhường luôn vì sợ không đủ sâm cho bốn người dùng. Bác Hai Dậu bán 150.000 đồng/túi sâm, mua thêm thì không kham nổi, đành cắn răng chịu chứ biết làm sao”, cô giáo S trải lòng với chúng tôi hồi giữa tháng 5/2015. Lần này, đến lượt chúng tôi mang tâm sự của cô giáo S chia sẻ với lương y. Nghe thế, ông cụ nói ngay: “Vậy hả? Chỉ nghe cô Nga (phóng viên Huyền Nga) kể là có ba người bị bệnh nên tôi tặng 10 túi sâm. Từ lần sau, tôi sẽ tặng gia đình cô giáo 20 gói chứ ông bố là trụ cột gia đình mà không khỏe thì mệt lắm”.
Đầu tháng 6/2015, trong niềm phấn khởi vô bờ, cô giáo S báo tin vui rằng, bé Thanh T sau khi được các bác sỹ Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TPHCM tiến hành các xét nghiệm liên quan đã quyết định kéo dài thời gian tiếp máu từ 2 tuần/lần lên 3 tuần/lần. “Có lẽ Sâm thốt nốt của bác Hai Dậu có tác dụng hỗ trợ, nâng cao thể trạng cho con. Nghe bác sỹ báo tin vui con đã khỏe hơn mà tôi mừng muốn rơi nước mắt, thiệt không biết cảm ơn bác Hai thế nào nữa”, cô giáo S run run nói.
Chiều 17/6, chúng tôi gọi điện hỏi thăm cô giáo S về sức khỏe của bé Thanh T thì bất ngờ nghe giọng chị run lên vì vui mừng: “Hôm 11/6, con gái tôi vừa được các bác sỹ quyết định 7 tuần mới phải tiếp máu một lần nhờ thể trạng của cháu được cải thiện rất nhiều. Các chỉ số trong máu liên quan đến bệnh Thalassemia cũng thay đổi theo hướng tích cực lắm. Anh không thể hình dung được gia đình tôi mừng đến độ nào đâu…”.
Điều đáng nói là bản thân lương y Hai Dậu cũng không ngờ bài thuốc giải độc gia truyền Sâm thốt nốt của ông lại có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân mắc chứng tan máu bẩm sinh Thalassemia. “Thực ra tôi chỉ muốn giúp vợ chồng cô giáo S có sức khỏe tốt để lo cho hai đứa nhỏ, còn sức khỏe hai bé khá lên thì bố mẹ chúng cũng đỡ lo. Nhưng con gái cô giáo S có chuyển biến tích cực liên quan đến bệnh Thalassemia thì tôi cũng bất ngờ. Tôi bán Sâm thốt nốt giá 150.000 đồng/gói, trừ chi phí ra cũng có lời chút đỉnh. Tôi lấy phần lời đó để giúp người khó bệnh nặng. Nhờ đó mà phương thuốc gia truyền của tôi đến được nhiều người nghèo hơn, như vậy chăng phải vui sao...”, lương y Hai Dậu chia sẻ.
Nguyên Phó viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM, BS CKII Trần Văn Năm, người từng dùng Sâm thốt nốt như phương thức hỗ trợ điều trị gan chia sẻ: “Loại trà thảo mộc Sâm thốt nốt của lương y Hai Dậu được điều chế từ một số nguyên liệu mà dân gian dùng từ xưa, kết hợp với nhiều thành phần của cây thốt nốt, cộng với một số vị thuốc đặc trị chỉ có ở vùng An Giang và nước bạn Campuchia, giúp cơ thể thải độc rất tốt qua đường tiểu hay đường đại tiện. Ngoài công dụng giải độc, mát gan, với một số nguyên liệu có dược tính quý, loại trà thảo mộc Sâm thốt nốt này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, kiện toàn hệ miễn dịch…”.
(Còn nữa)
T.Giang - Đ.Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 21 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.