Cứu sống bệnh nhân đột quỵ não bằng kỹ thuật lấy huyết khối cơ học
GiadinhNet – Lần đầu tiên, các bác sĩ Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa triển khai thành công phương pháp lấy huyết khối cơ học trong điều trị bệnh đột quỵ não
Theo hồ sơ bệnh án, sáng 17/4, khi đang đi chợ bệnh nhân Lê Thị Tới (SN 1948, xã Hoằng Khê, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đột ngột chóng mặt, choáng váng quỵ xuống, nói khó, tê yếu tay chân trái, miệng méo.
Bệnh nhân được gia đình bắt taxi chuyển lên Khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh lúc 7h35 phút cùng ngày, và được chẩn đoán bị đột quỵ não cấp giờ thứ 2. Bệnh nhân được chuyển chụp cắt lớp vi tính sọ não, xác định không có xuất huyết não, ý thức lú lẫn, liệt 1/2 người trái, liệt dây thần kinh số 7 trung ương trái và được các bác sĩ quyết định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết liều 0,9 mg/1kg cân nặng.

Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Hoành Sâm, Trường khoa Thần kinh thăm khám bệnh nhân Lê Thị Tới trước lúc xuất viện
Sau khi dùng liều bolus bệnh nhân không cải thiện lâm sàng, ý thức xấu hơn, bệnh nhân được chuyển đến chụp MSCT 128 lát cắt mạch não và được dựng hình mạch máu não thấy hình ảnh tắc toàn bộ động mạch não giữa bên phải và các bác sĩ hội chẩn, quyết định chuyển xuống phòng can thiệp mạch DSA, kíp can thiệp mạch não (bác sĩ Lê Hồng Ninh và Lường Hữu Dương) Khoa Thần kinh đã tiến hành luồn catherte vào động mạch đùi, tiếp cận được cục máu đông, sử dụng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire để kéo huyết khối.
8h15 phút các bác sĩ tiếp cận được cục huyết khối, bắt đầu dùng dụng cụ để kéo cục huyết khối, trên hình ảnh cho thấy mạch máu bắt đầu tái thông, tay chân trái bắt đầu hồi phục, vận động lại được. Sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu tái tắc và tiếp tục được luồn solitaire lấy huyết khối 2 lần.
Sau hơn 2 giờ cấp cứu kết quả đã thành công, tình trạng bệnh nhân tỉnh, không còn yếu liệt, bệnh nhân được chuyển về phòng bệnh tiếp tục theo dõi. Sau 2 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tự sinh hoạt đi lại bình thường, hiện bệnh nhân đã hồi phục ổn định chuẩn bị xuất viện.
Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Hoành Sâm, Trưởng khoa Thần Kinh cho biết: “Trường hợp tắc mạch não lớn, việc sử dụng thuốc tan sợi huyết khó có thể tái thông, chỉ có thể sử dụng phương pháp lấy huyết khối cơ học thì khả năng thành công cao hơn nhiều. Đối với bệnh nhân Lê Thị Tới nếu không được tái thông kịp thời thì nguy cơ tàn phế, thậm chí tử vong là rất cao.
Đây là kỹ thuật cao lần đầu tiên được triển khai thành công tại Thanh Hóa sau hơn 2 năm gửi bác sĩ đi đào tạo. Hiện tại Khoa có 2 kíp bác sĩ can thiệp mạch thần kinh làm chủ được kỹ thuật lấy huyết khối cơ học.
Kỹ thuật cao này đòi hỏi chỉ định rất chặt chẽ, ngoài trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn của bác sĩ, một trong những yếu tố thành công là bệnh nhân phải đến viện càng sớm càng tốt, sau khi phát hiện đột quỵ trong khoảng thời gian 6 giờ ban đầu. Với việc làm chủ được kỹ thuật lấy huyết cơ học, bệnh viện đã và đang giúp cho người bệnh thoát khỏi sự tàn phế và thậm trí tử vong”, ông Sâm cho biết thêm
Ngọc Hưng

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 3 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 5 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 16 giờ trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 23 giờ trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 2 ngày trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 27, bệnh nhân được cứu sống nhờ ghép quả thận do mẹ hiến tặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Người hiến là mẹ ruột của người bệnh H – cặp ghép có cùng huyết thống. Trước tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng của con, người mẹ đã tự nguyện hiến thận.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tếGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.