Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứu sống trẻ bằng “Cái ôm đầu tiên”

Thứ ba, 09:30 22/08/2017 | Y tế

GiadinhNet - Cứ 2 phút có 1 trẻ sơ sinh tử vong, thông tin này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đưa ra tại cuộc họp nhằm đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu ngày 17/8 vừa qua rất đáng suy nghĩ. Nhưng điều quan trọng nhất là những đứa trẻ đó có thể được cứu sống ngay từ “Cái ôm đầu tiên” của người mẹ.

Việc thực hiện “da kề da” ngay sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích sau cho bé như ổn định thân nhiệt của bé, hệ hô hấp ổn định, tăng tình cảm mẹ và con, đặc biệt là giảm các hỗ trợ về y tế cho bé, nhất là với các bé sinh non và nhẹ cân… Ảnh: T.G
Việc thực hiện “da kề da” ngay sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích sau cho bé như ổn định thân nhiệt của bé, hệ hô hấp ổn định, tăng tình cảm mẹ và con, đặc biệt là giảm các hỗ trợ về y tế cho bé, nhất là với các bé sinh non và nhẹ cân… Ảnh: T.G

Cứu sống con nhờ “Cái ôm đầu tiên”

“Cái ôm đầu tiên” còn gọi là phương pháp “da kề da” (hay còn gọi là ấp Kangaroo liên tục) đã được các bệnh viện phụ sản thực hiện cho các bà mẹ sinh non. Như một phép màu, bằng sự kiên trì của cả các thầy thuốc và sự nhẫn nại của cha mẹ, người thân, nhiều trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, thậm chí nặng dưới 1.000g đã lớn lên trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình.

Trường hợp con của vợ chồng anh Phúc, chị Tiên (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) là câu chuyện đầy xúc động. Mong chờ gần 6 năm, anh chị vui mừng khi mang thai đứa con đầu tiên. Không ngờ, thai được 27 tuần tuổi thì chị bị vỡ ối và sinh bé gái nặng 900g tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, trong tình trạng suy hô hấp.

Được hỗ trợ thở bằng máy và áp dụng phương pháp “da kề da” liên tục với mẹ, sau thời gian điều trị 45 ngày, bé đã đạt cân nặng 1,7kg với tình trạng sức khỏe tốt. Cả gia đình anh Phúc nghẹn ngào xúc động với sức sống kỳ diệu này.

Một trường hợp sinh non tháng khác được điều trị hiệu quả là con của sản phụ N.T.H (quê ở Cà Mau. Chị H chuyển dạ bất ngờ khi thai mới 27 tuần tuổi, cân nặng 1,2kg. Vì sinh non nên bé suy hô hấp và thiếu máu nặng. Các bác sĩ phải cho bé thở máy khi vừa chào đời, kết hợp “da kề da” cùng mẹ và ấp Kangaroo tại phòng sinh.

Bằng nỗ lực của bác sĩ, gia đình và của bé, trải qua nhiều lúc cam go, sau 2 tháng điều trị, bé đã cứng cáp hơn với cân nặng 2,1kg. Qua khám tổng quát, mắt bé không bị mờ, phản xạ tốt, bú mẹ giỏi, hô hấp ổn định.

Tiếp xúc "da kề da" là khi bé được đặt trần không áo quần trên ngực hoặc bụng trần của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, không có khoảng trống. Bé có thể mặc bỉm và đội mũ, đầu nghiêng về một bên, trên mình đắp một tấm chăn ấm.

Theo WHO, phương pháp này cần được thực hiện liên tục trong vòng ít nhất 1 giờ ngay sau sinh và lặp lại càng thường xuyên càng tốt trong những tuần đầu. Trường hợp trẻ sinh mổ, tiếp xúc "da kề da"cần được thực hiện ngay khi mẹ tỉnh táo, có thể đáp ứng với xung quanh.

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong tháng đầu sau sinh, đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ trẻ tử vong. Tuy nhiên, trong năm 2012, vẫn có trên 17.000 trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu đời.

Vì lý do này, "Cái ôm đầu tiên" nêu bật tầm quan trọng của chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm. Gói hành động và can thiệp này đề cập đến các nguyên nhân cơ bản nhất của tử vong hoặc bệnh tật ở trẻ sơ sinh, như đẻ non (sinh non), sơ sinh nhẹ cân hoặc mắc nhiễm trùng nặng như viêm phổi hoặc tiêu chảy.

Đơn giản mà hiệu quả rất lớn

Tại Việt Nam, chiến dịch "Cái ôm đầu tiên" với các bước đơn giản đã cứu sống hàng nghìn em bé sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca biến chứng mỗi năm do các thực hành có hại hoặc lỗi thời trong chăm sóc trẻ mới chào đời.

Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm bắt đầu bằng "Cái ôm đầu tiên" hay duy trì tiếp xúc “da kề da” giữa mẹ và bé ngay sau sinh. Phương pháp đơn giản này giúp ủ ấm trẻ, chuyển máu từ bánh nhau và những vi khuẩn có lợi từ mẹ sang con và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm có thể được thực hiện ở tất cả các phòng đẻ mà không cần chuẩn bị phức tạp hoặc đòi hỏi các công nghệ đắt tiền. Do đó có thể áp dụng phương pháp này tại bệnh viện huyện, trạm y tế xã ở vùng sâu hay các vùng khó tiếp cận của Việt Nam, nơi có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao.

Việc thực hiện “da kề da” ngay sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích sau cho bé như ổn định thân nhiệt của bé, hệ hô hấp ổn định. Giúp bé bú mẹ và hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng tình cảm mẹ và con, đặc biệt là giảm các hỗ trợ về y tế cho bé, nhất là với các bé sinh non và nhẹ cân…

Theo BS Hoàng Thị Bằng, cán bộ phụ trách mảng sức khỏe bà mẹ và trẻ em của WHO tại Việt Nam: “Nhiều nhân viên y tế có thể chưa biết những thực hành đơn giản này có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, phong tục tập quán và niềm tin ở một số cộng đồng, kể cả nhân viên y tế có thể không hỗ trợ thực hiện đầy đủ chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu.

Thông qua chiến dịch "Cái ôm đầu tiên", chúng tôi khuyến khích thay đổi các thực hành hiện thời và thông báo cho cho các gia đình và cá nhân để họ đòi hỏi nhân viên y tế cung cấp các thực hành tốt nhất”.

Tại Việt Nam, từ tháng 11/2014, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ”, trong đó có đề cập tới phương pháp tiếp xúc “da kề da” cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nhiều bệnh viện Phụ sản - Nhi trong cả nước đã áp dụng phương pháp này và thu được các phản hồi tích cực.

Hàng năm, chiến dịch "Cái ôm đầu tiên" khuyến khích thực hành tiếp xúc “da kề da” giữa mẹ và con ngay sau sinh do Bộ Y tế phối hợp với WHO tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân, đặc biệt là các bà mẹ chuẩn bị sinh con.

Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để triển khai nhân rộng chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm từ năm 2015, hiện đã được áp dụng đến các cơ sở y tế tại 63 tỉnh, thành phố với trên 8.600 nhân viên của các cơ sở y tế đã được tập huấn.

"Cái ôm đầu tiên" – một bước thực hành đơn giản có khả năng cứu sống trẻ giúp tăng cường tiếp xúc “da kề da” giữa mẹ và trẻ ngay sau khi sinh và trong vài ngày đầu tiên sau sinh. Thực hành "Cái ôm đầu tiên" bao gồm 4 bước chính:

- Lau khô trẻ cẩn thận ngay lập tức sau khi sinh;

- Tiếp xúc “da kề da” ngay lập tức;

- Kẹp và cắt dây rốn kịp thời một cách thích hợp;

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Thực hành "Cái ôm đầu tiên" rất đơn giản, có hiệu quả chung và hiệu quả về chi phí và có thể thực hiện được tại tất cả các hoàn cảnh mẹ sinh con. Bước thực hành này mang lại lợi ích cho tất cả trẻ sơ sinh – trẻ có bệnh, đẻ non và thậm chí trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top