Đã tìm ra thuốc điều trị HIV, cơ hội cho 37 triệu người
Tạp chí Frontiers in Immunology vừa công bố kết quả mới nhất trong nghiên cứu điều trị HIV đến từ các nhà khoa học Ý. Các thử nghiệm lâm sàng về thuốc trị liệu chống lại AIDS cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ các ổ chứa virus ở bệnh nhân được điều trị.
Thuốc ức chế Tat đang được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu AIDS của Viện y tế quốc gia Ý (ISS). Nghiên cứu được thực hiện tại 8 trung tâm lâm sàng ở Ý.
Sau thử nghiệm thuốc đợt 1, 92 tình nguyện viên bước vào dùng thuốc đợt 2, kéo dài suốt 8 năm. Kết quả cho thấy, việc sử dụng thuốc ức chế Tat trên các bệnh nhân dùng thuốc kháng virus (cART) đã làm giảm đáng kể lượng virus tiềm ẩn so với chỉ điều trị bằng cART đơn thuần.

Thuốc mới mang tới nhiều kỳ vọng cho các bệnh nhân HIV/AIDS
Giám đốc ISS, Barbara Obloli, cho biết "Thuốc ức chế Tat đã được chứng minh là an toàn, gây ra phản ứng miễn dịch mong muốn và có thể nhắm mục tiêu vào các ổ virus, một khả năng lâm sàng chưa bao giờ được quan sát trước đây".
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng virus cART cổ điển dựa trên sự kết hợp của 3 hoặc nhiều nhóm thuốc kháng virus khác nhau, có hiệu quả rộng trong việc làm suy giảm phổ virus HIV trong máu.
Khi đó, 1 loại thuốc không thể kiểm soát được virus thì các thuốc còn lại vẫn có hiệu quả. Liệu pháp này giữ tải lượng virus HIV trong máu thấp hơn ngưỡng 200 bản sao/ml máu (ngưỡng “không phát hiện được”).
Tuy nhiên, HIV không thể được loại bỏ hoàn toàn bằng thuốc cART, vì "virus vẫn tồn tại (mặc dù không nhân lên). Các nhà khoa học gọi dạng HIV thầm lặng này là "ổ chứa virus tiềm ẩn" bởi vì nó vẫn vô hình đối với hệ thống miễn dịch và không bị cART tấn công.
Chúng có thể tái hoạt động định kỳ và bắt đầu nhân lên khi có cơ hội. Do đó, liệu pháp dùng thuốc kháng virus phải điều trị trong suốt cuộc đời bệnh nhân.
Trong khi đó, thuốc Tat nhắm đến 1 loại protein có tên là HIV-1 Tat, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc nhân lên của virus HIV. Loại thuốc mới tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch với protein này, có tác dụng “khóa” chúng lại, khiến virus HIV không thể sao chép được.
Thuốc ức chế Tat mới khi sử dụng kèm với thuốc kháng virus cART được kỳ vọng sẽ có tác dụng mạnh hơn so với liệu pháp chỉ dùng cART. Kết quả lâm sàng mới nhất cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng cả thuốc kháng cART và thốc ức chế Tat đã ghi nhận sự giảm mạnh nồng độ DNA pro-virus trong máu. Tải lượng HIV của tình nguyện viên tham gia giảm hơn 80%, xuống dưới 50 bản sao/ml máu. Đáng chú ý, phản ứng này xảy ra với tốc độ trung bình cao gấp 4 - 7 lần so với quan sát ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp cART bình thường.
“Kết quả sẽ mở ra một liệu pháp mới có thể kiểm soát virus thậm chí ngay cả sau khi ngừng sử dụng thuốc kháng virus cART", Giám đốc ISS Barbara lạc quan.
Bà cho hay nghiên cứu này sẽ tiếp tục được phát triển. Đến nay, nghiên cứu thuốc ức chế Tat đã lên tới 26 triệu euro (29,3 triệu đô la Mỹ), toàn bộ chi phí này do Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Ý chi trả.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, gần 37 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với HIV. Mỗi năm có gần 1 triệu người tử vong vì căn bệnh này và có thêm 1,8 triệu ca mắc mới.
Theo Minh Anh/Vietnamnet

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…