Dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 104,5 triệu người vào năm 2029
GiadinhNet – Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả nghiên cứu chuyên sâu Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức sáng nay (18/12) tại Hà Nội.
Trước đó, Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 được tiến hành vào thời điểm 0h ngày 1/4/2019. Kết quả cuộc Tổng Điều tra này đã được công bố vào ngày 19/12/2019. Tiếp theo các kết quả này, Tổng cục Thống kê thực hiện nghiên cứu phân tích chuyên sâu một số chủ đề dân số gồm: Mức sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh, di cư và đô thị hóa, già hóa dân số, đồng thời dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019 – 2069.
Những phát hiện chính từ nghiên cứu này tiếp tục cung cấp bằng chứng về thực trạng, xu hướng, các nhân tố ảnh hưởng tới dân số và đề xuất những khuyến nghị nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Thông tin tại Hội nghị cho thấy, trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận mức sinh giảm và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng. Sóc Trăng là địa phương duy nhất có mức sinh không thay đổi. Ảnh: N.Mai
Riêng về vấn đề mức sinh, tại Hội nghị, bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết: Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,8 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019.
Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn phổ biến. Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công Chương trình DS-KHHGĐ đối với mục tiêu giảm sinh.
Hiện nay, mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn của khu vực thành thị và cao hơn mức sinh thay thế, TFR tương ứng là 2,26 con/phụ nữ và 1,83 con/phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước với TFR mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước, TFR tương ứng là 1,56 con/phụ nữ và 1,8 con/phụ nữ.
Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu, năm 2019, trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ), cao hơn gấp 2 lần so với địa phương có mức sinh thấp nhất là TP Hồ Chí Minh (1,39 con/phụ nữ).
"Trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận mức sinh giảm và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng. Sóc Trăng là địa phương duy nhất có mức sinh không thay đổi", bà Vũ Thị Thu Thủy thông tin.
Trong số các dân tộc có quy mô trên 1 triệu người (Kinh, Tày, Thái, Khmer, Mường, Mông, Nùng), dân tộc Mông có mức sinh cao nhất. Trải qua 3 thập kỷ, mức sinh của các dân tộc này đều giảm, trong đó, dân tộc Mông có mức sinh giảm nhiều nhất (năm 1989: 9,3 con/phụ nữ; năm 2009: 4,96 con/phụ nữ; năm 2019: 3,59 con/phụ nữ). Hiện nay, chênh lệch về mức sinh giữa các nhóm dân tộc đang có xu hướng thu hẹp dần.

Dự báo đến năm 2029, dân số Việt Nam đạt khoảng 104,5 triệu người. Trong 5 năm từ 2019 – 2024, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Ảnh: TL
Năm 2019, phụ nữ di cư có mức sinh thấp hơn phụ nữ không di cư với TFR tương ứng là 1,54 con/phụ nữ so với 2,13 con/phụ nữ; phụ nữ có trình độ học vấn càng cao thì mức sinh càng thấp, TFR của nhóm phụ nữ có trình độ trên trung học phổ thông là thấp nhất (1,98 con/phụ nữ) và của nhóm có trình độ dưới tiểu học là cao nhất (2,35 con/phụ nữ); phụ nữ sống trong các hộ nghèo nhất có mức sinh cao nhất trong 5 năm nhóm mức sống (2,4 con/phụ nữ), phụ nữ sống trong các hộ giàu nhất có mức sinh thấp nhất (2 con/phụ nữ).
Kết quả cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 cũng cho thấy, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của nhóm phụ nữ từ 10 – 19 tuổi (ASFR10) là 11 con/1000 phụ nữ. Trong đó, khu vực nông thôn cao hơn thành thị, tương ứng là 15 con/1000 phụ nữ và 5 con/1000 phụ nữ.
Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có ASFR10 cao nhất, tương ứng là 28 con/1000 phụ nữ và 21 con/1000 phụ nữ. Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1 triệu người, ASFR10 của dân tộc Mông cao nhất, 65 con/1000 phụ nữ, cao hơn khoảng 9 lần so với dân tộc Kinh và hơn 6 lần so với mức bình quân cả nước.
Liên quan đến vấn đề mức sinh của Việt Nam, tại Hội nghị, bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA cho biết: Kết quả cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 khẳng định, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam ổn định ở dưới mức sinh thay thế (2,09 con/phụ nữ). Điều này cho thấy sự xem xét kịp thời của Chính phủ Việt Nam trong việc chuyển hướng công tác dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển theo Chương trình Nghị sự năm 2030 về Phát triển bền vững.
Từ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về mức sinh tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara kêu gọi mọi người quan tâm đến tỷ suất sinh đặc trưng của nhóm nữ tuổi vị thành niên từ 10-19 tuổi với tỷ suất là 11 con/1000 phụ nữ. So với năm 2016, thì tỷ suất này thấp hơn (19 con/1000 phụ nữ). Năm 2016, tỷ suất sinh đặc trưng của nhóm tuổi vị thành niên của Việt Nam cao thứ 5 trong các quốc gia Đông Nam Á.
"Điều này cho thấy, cần phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai hiện đại trong nhóm trẻ vị thành niên ở Việt Nam. Cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, đảm bảo các em được tiếp cận tới các dịch vụ này để đưa ra quyết định của mình", Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh.
Mai Thùy

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.