Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đánh đu mạng sống giữa rừng làm phu keo sau bão

Thứ sáu, 17:33 14/10/2022 | Xu hướng

Quảng Nam là tỉnh có diện tích trồng cây keo nguyên liệu khá lớn, từ đây cũng hình thành nên nghề phu keo. Công việc chủ yếu của họ là cưa keo, bóc vỏ và vận chuyển lên xe.

Sau bão số 4 (bão Noru), nhiều hecta keo nguyên liệu tại các huyện miền núi, trung du Quảng Nam như Tiên Phước, Hiệp Đức, Phú Ninh bị gãy đổ la liệt. Những ngày này, công việc của những phu khai thác keo thuê cũng tất bật hơn.

Đánh đu mạng sống giữa rừng làm phu keo sau bão - Ảnh 1.

Sau bão số 4, nhiều hecta keo nguyên liệu tại Quảng Nam bị ngã đổ, người dân phải thu hoạch sớm (Ảnh: Ngô Linh).

Buổi sáng đầu tháng 10, ông Đinh Văn Vui (52 tuổi, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) cùng 8 người vượt xe máy hơn 10km đến khu rừng gỗ keo thuộc xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, bắt đầu công việc thu hoạch gỗ keo thuê tại vườn 2ha do người dân trồng.

Điều chỉnh lại chiếc máy cưa tay còn khá mới, ông Vui cho biết do máy cưa cũ đã hỏng nên ông phải bỏ ra 12 triệu đồng đầu tư chiếc máy mới. Mỗi ngày, ông cắt được khoảng 15 tấn keo và nhận tiền công 70 nghìn đồng/tấn. Trừ chi phí dầu nhớt, hao mòn máy móc, ông thu về khoảng 400-500 nghìn đồng/ngày.

Đánh đu mạng sống giữa rừng làm phu keo sau bão - Ảnh 2.

Thông thường, gỗ keo đủ tiêu chuẩn là 5 năm, nhưng hiện nay nhiều vườn keo mới 3-4 năm tuổi buộc chủ phải khai thác do đã ngã đổ (Ảnh: Ngô Linh).

"Nếu vườn keo gần đường thì đi về trong ngày, xa thì phải dựng lán trại ở lại. Có những chỗ xe tải không thể vào đến nơi, buộc người vận chuyển phải vác bộ trên vai", ông Vui chia sẻ.

Tất bật với công việc lột vỏ keo, bà Nguyễn Thị Nhàn (56 tuổi, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước) cho hay, công việc nhà nông không đủ thu nhập, thiếu trước hụt sau, hết cách bà theo chân những phu vác keo thuê để trang trải cuộc sống. Theo nghề đã hơn 15 năm, từ khi các con còn đi học đến lúc đã lập gia đình gần hết, bà vẫn miệt mài với cuộc mưu sinh.

Nhọc nhằn nghề thu hoạch gỗ keo (Video: Ngô Linh).

"Với công việc lột vỏ, vác keo thuê, mỗi ngày tôi được trả công 250 nghìn đồng. Người làm nghề này lâu ngày thường bị các bệnh về thoái hóa cột sống, dù vậy vẫn không bỏ nghề được, thu nhập cũng tạm đủ trang trải cuộc sống", bà Nhàn nói.

Ông Phạm Văn Đức, một chủ thu mua keo, cho biết thu hoạch keo không theo mùa, hễ khi nào khai thác, các chủ vườn mới gọi bán. Công việc này rất vất vả, nguy hiểm luôn chực chờ.

Nếu mua được những đồi keo sát đường, đi lại dễ dàng, sẽ giảm được chi phí nhân công, vận chuyển. Còn những vườn ở khu vực khó đi lại, muốn khai thác phải mở đường cho xe chuyên chở vào nơi gần nhất.

Đánh đu mạng sống giữa rừng làm phu keo sau bão - Ảnh 3.

Công việc thu hoạch gồm đốn cây, phân khúc, bóc vỏ và bốc lên xe tải, nhiều đoạn đường núi cao khó đi lại phải vận chuyển một quãng đường xa (Ảnh: Ngô Linh).

"Trung bình mỗi đợt khai thác, tôi sẽ sử dụng khoảng 20-30 lao động. Nếu không có những người làm nghề thu hoạch keo thuê thì những người thu mua rừng trồng như chúng tôi khó mà làm ăn được", ông Đức cho hay.

Đánh đu mạng sống giữa rừng làm phu keo sau bão - Ảnh 4.

Dù công việc nặng nhọc, rất vất vả, nhưng vì mưu sinh nên ở đây cũng thu hút khá đông phụ nữ (Ảnh: Ngô Linh).

Với những người làm nghề thu hoạch keo thì việc trầy xước, dẫm phải gai, té ngã chảy máu là chuyện thường. Có lúc bốc gỗ lên xe tải, gỗ rơi trúng chân, trúng người là không hiếm.

Đánh đu mạng sống giữa rừng làm phu keo sau bão - Ảnh 5.

Vỏ keo bám chặt vào thân cây rất khó tách, thợ dùng rựa cắt một đường vào thân cây rồi kéo mạnh. Để bảo vệ, thợ phải đeo bao tay (Ảnh: Ngô Linh).

Chị Trần Thanh Hương (36 tuổi, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước) cho biết có một lần do trời mưa nên khi chị vận chuyển gỗ keo lên xe, trơn quá, tuột tay rớt trúng chân. Lần đó chị cũng phải nghỉ điều trị mất mấy ngày, tiền công không đủ bù tiền thuốc.

Khó khăn, vất vả là thế, nhưng công việc khai thác keo thuê đã và đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở các huyện miền núi, trung du Quảng Nam để họ có nguồn thu nhập đáng kể.

Rừng gỗ keo chiếm diện tích chủ yếu trong hơn 150.000 ha rừng trồng toàn tỉnh Quảng Nam. Loại cây này được xem là cứu cánh giúp người dân các huyện miền núi và trung du xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Hàng năm, rừng ở Quảng Nam cung cấp gần 1,2 triệu m3 gỗ tiêu dùng trong nước và chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá trị sản xuất lâm nghiệp, chế biến lâm sản và xuất khẩu của tỉnh hơn 1.400 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu

Xu hướng - 1 ngày trước

Loại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?

Xu hướng - 2 ngày trước

MỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy

Xu hướng - 3 ngày trước

Năm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?

Xu hướng - 4 ngày trước

Theo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!

Xu hướng - 6 ngày trước

Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM

Xu hướng - 1 tuần trước

Giá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Xu hướng - 1 tuần trước

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc

Xu hướng - 1 tuần trước

Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối

Xu hướng - 1 tuần trước

Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”

Xu hướng - 1 tuần trước

Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Top