Đau đớn chuyện đời những người nhiễm HIV
GiadinhNet - Đám tang H không người thân, không bà con lối xóm. H được đội công tác của địa phương và Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Tuệ Tĩnh đường Hải Đức (TP Huế) đưa về nơi an nghỉ cuối cùng trong chiều mưa ngâu tháng 7. H mất vì căn bệnh thế kỷ. Chuyện đời buồn của anh dường như cũng là câu chuyện của nhiều bệnh nhân HIV khác ở mảnh đất cố đô này.
|
Tình nguyện viên ở Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Tuệ Tĩnh đường Hải Đức (TP Huế) lo hậu sự cho anh H. Ảnh: TL |
Lúc H nằm xuống chỉ có những tình nguyện viên của Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Tuệ Tĩnh đường Hải Đức. Mọi khâu chuẩn bị tang lễ, từ khâm liệm, tổ chức đưa anh ra đồng đều là người của Trung tâm. Chị Huỳnh Thị Kim Lan - giáo viên một trường THPT ở TP Huế, người đã có nhiều năm hoạt động từ thiện, giúp đỡ các bệnh nhân HIV - buồn rầu: “H mới mất chưa được 49 ngày. Đời H buồn lắm”.
Chị Lan cho biết, H ra đi khi mới 33 tuổi. Anh rất ân hận bởi những gì mình đã làm, chỉ mong được vợ tha thứ. Nhưng mong mỏi đó H đành mang theo về thế giới bên kia. “Hai vợ chồng bất hòa. Vợ H đã bỏ đi. Những ngày vợ vắng nhà, H đã đi lại với một phụ nữ khác. Và rồi, anh mang trong mình căn bệnh chết người”.
Những ngày cuối cùng trên cõi đời này, H không có một người thân bên cạnh. Theo chị Lan, không những vợ mà anh em của H cũng không có lấy một người vì họ đã ruồng bỏ anh. Nằm thoi thóp bên giường bệnh, H nhờ chị Lan tìm vợ mình chỉ để nhắn rằng anh đang phải đối diện với cái chết và rất yêu thương vợ. Nhưng rồi, khi chị Lan cất công tìm tung tích và nhắn tin đến người vợ của H, chị vẫn không trở về. “Có tin bây giờ vợ H đã rời TP Huế rồi”, chị Lan nói.
H phát hiện ra mình bị nhiễm HIV đã 6 năm. 6 năm qua anh không có công ăn việc làm, sống lủi thủi trong cô đơn. Để có thuốc thang và sống qua ngày, H phải nhờ đến Trung tâm Phòng chống HIV-AIDS tại Huế và Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, nơi chị Lan đang tham gia cộng tác.
Bác sỹ Trần Thị Mỹ Dung ở Trung tâm phòng chống HIV- AIDS tại Huế cho biết: “Hiện nay Trung tâm quản lý 276 trường hợp và đang điều trị 222 trường hợp. Mỗi trường hợp là một chuyện đời khác nhau. Cuộc đời họ chung quy là buồn”.
Bác sỹ Dung kể cho chúng tôi biết mới đây chị đã nỗ lực để đưa một bệnh nhân là giáo viên về điều trị tại trung tâm. “Đó là một giáo viên đang giảng dạy tại một trường cấp II. Vài năm trước, chồng cô ấy mất tại Bệnh viện TW Huế vì căn bệnh AIDS. Tôi đã biết tên, biết địa chỉ cô, vận động cô đi kiểm tra sức khỏe. Cô đã nổi cáu với tôi. Cho rằng mình vẫn khỏe mạnh và… sức khỏe mình không cần người khác lo. Nhưng rồi, căn bệnh lao phổi ở cô ngày một nặng, cô đã gặp tôi xin được giúp đỡ. Sau khi biết được tin cô đã mang căn bệnh thế kỷ, nhà trường không cho cô tiếp tục giảng dạy. Trung tâm đã phải tác động rất quyết liệt để cô được trở lại bục giảng. Tuy đã được trở lại đi dạy nhưng vết thương lòng cùng những mặc cảm là chấn thương không thể khỏa lấp trong cô”.
Ngồi đối diện với chị Ngà, thật khó ai biết chị mang trong mình căn bệnh thế kỷ đã hơn 10 năm. Chị vui vẻ, thoải mái và rất cởi mở chuyện đời của mình. Năm 2002, chị Ngà đã gặp anh S, là bạn học cấp III. Từ chỗ là bạn cũ, họ yêu nhau lúc nào không hay. Khi dẫn anh S về nhà giới thiệu, bố mẹ chị không đồng ý bởi lý do không môn đăng hộ đối.
Cùng lúc đó, chị hết sức bàng hoàng khi biết anh S sử dụng ma túy. “Tôi không thể bỏ mặc người yêu lúc khó khăn. Vượt qua sợ hãi, tôi giúp S cai nghiện. 6 tháng sau, S trở về từ trại cai nghiện, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân. Gần 1 năm sau ngày cưới mà vẫn chưa thấy có bầu, vợ chồng tôi quyết định đi kiểm tra sức khỏe ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Mọi thứ vẫn bình thường. Duy chỉ có bản kết quả xét nghiệm máu của tôi có vấn đề. Mọi thứ như đổ sập xuống đầu: Tôi dương tính với HIV bởi lây nhiễm từ chồng. Từ lúc bước chân ra khỏi bệnh viện, tôi như người mất hồn, muốn khóc không khóc được, muốn hét lên không hét được, cứ như thể bị tụt huyết áp, thở dốc có lúc như ngất đi… Đi đâu cũng không dám ngửng mặt lên nhìn ai, cứ nghĩ “À, người này biết mình bị HIV”!”, chị Ngà kể.
Rồi cú sốc cũng nguôi ngoai, chị lao vào các hoạt động liên quan đến HIV, nào là Hội Chữ thập đỏ, nào lớp tập huấn của dự án: “HIV, lây từ chồng”… Một tuần gặp nhau một lần, già có, trẻ có được nói chuyện, nhận biết tình trạng sức khỏe của mình.
Theo thời gian, con gái lớn khôn, chị Ngà lại càng có thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội, đi tuyên truyền phòng chống HIV. “Hầu hết các tỉnh Bắc – Trung - Nam tôi đều đặt chân tới, đâu đâu cũng nghe cảnh phụ nữ khóc trước khi đính ước, bố mẹ can ngăn, chồng nghiện, có quan hệ với gái làng chơi... rồi lây HIV. Tôi lại kể cho họ nghe đúng chuyện đời mình. Có một sự đồng cảm rất lớn”, chị tâm sự.
Hiện nay, vợ chồng chị đang được uống thuốc ARV nên sức khỏe vẫn duy trì ở mức ổn định, vẫn đi làm bình thường như bao người khác. Chị chia sẻ: “Rất nhiều người hỏi tôi có giận chồng không khi làm mình lây bệnh, tôi chỉ cười. Nếu trách mà khỏi bệnh thì trách. Tốt nhất động viên nhau mà sống cho tốt”.
“Những người phụ nữ cùng cảnh ngộ, có người hôm nay gặp, mai không còn trên cõi đời này nữa, nhưng lại giúp tôi không còn sợ cái chết như trước đây nữa. Quyết tâm sống trên cõi đời này ngày nào thì ngày đó phải sống có ích. Từ đó mà chúng tôi, một nhóm phụ nữ có HIV, ngồi lại với nhau lập nhóm lấy tên Hoa Hướng Dương, đứng trước đám đông để nói về HIV”.
Chị Ngà, bệnh nhân HIV, tình nguyện viên tuyên truyền về HIV |

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcHerpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.