Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu bạn uống quá nhiều nước

Thứ tư, 09:36 26/11/2014 | Sống khỏe

Tiểu tiện thường xuyên là dấu hiệu rõ rệt chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước. Đau đầu cũng có thể là chỉ thị của tình trạng này.

Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tầm vóc cơ thể bạn, mức độ hoạt động, loại thực phẩm bạn ăn. Bạn cố gắng uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh nhưng có thể không biết rằng ngần ấy là quá nhiều. Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước, theo Allwomenstalk.

uongnuoc2-9124-1416801046.jpg

1.Mất cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước. Các chất điện giải là các loại muối khoáng như natri, kali mà cơ thể cần. Chúng giúp cơ thể mang các xung điện, đặc biệt quan trọng với hoạt động của tim và hệ thần kinh. Uống quá nhiều nước có thể làm loãng các chất điện giải, khiến hàm lượng các chất này giảm. Hàm lượng chất điện giải thấp là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu.

2. Đau đầu

Đây cũng là một dấu hiệu của uống quá nhiều nước. Khi bạn uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần, hàm lượng natri trong máu giảm, khiến cho các tế bào giãn ra. Kết quả là não có thể bị sưng và bạn có thể bị đau đầu.

3. Chuyển hóa chậm

Bạn có thể ngạc nhiên khi uống quá nhiều nước có thể làm chậm chuyển hóa nhưng đó là sự thật. Vì uống nhiều nước hơn mức cần khiến cho các tế bào trong cơ thể có hàm lượng thấp natri và glucose. Cơ thể bạn không thể sản sinh đủ năng lượng. Khi đó, sự chuyển hóa sẽ chậm đi và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi.

4. Suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận thường do thận hoạt động quá tải, nhưng uống quá nhiều nước cũng có thể gây suy tuyến này. Uống quá nhiều nước gây áp lực cho cơ thể, vì thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc nước, đảm bảo cho hàm lượng dịch trong cơ thể duy trì ở mức cân bằng. Điều này có thể khiến cho hormone stress trở nên quá kích thích, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không muốn rời khỏi giường.

5. Chuột rút

Vì uống quá nhiều nước có thể khiến cho hàm lượng các chất điện giải giảm nên bạn có thể bị chuột rút. Để dự phòng tình trạng này, hãy chắc chắn rằng bạn đang bổ sung các chất điện giải bằng các loại đồ uống chứa chất này như nước dừa.

6. Đi tiểu thường xuyên

Tiểu tiện thường xuyên là một dấu hiệu rõ rệt chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước. Thận có thể lọc tới 15 lít nước mỗi ngày, điều đó có nghĩa nếu uống quá nhiều nước bạn sẽ phải đi vệ sinh thường xuyên, có thể là nhiều lần trong một giờ.

7. Nước tiểu trong

Theo Bệnh viện Cleveland, nước tiểu có màu vàng cho thấy bạn đang thiếu nước. Khi nước tiểu trong suốt nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Bệnh thường gặp - 47 phút trước

GĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Top