Ăn dâu tây vào thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ, nên áp dụng 4 món ăn bài thuốc từ dâu tây
GĐXH - Ăn dâu tây thường xuyên sẽ giúp bạn điều hòa đường huyết, tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm stress, và cải thiện tình trạng mỡ trong máu.
Dâu tây thuộc loại quả mọng, có chứa nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Thành phần chính của dâu tây bao gồm nước (91%), carbohydrate (7,7%), số ít protein và chất béo nhưng dâu tây lại chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như vitamin B6, vitamin B9 (một chất rất cần thiết cho sự phát triển các mô, phù hợp cho người lớn tuổi và phụ nữ mang thai), vitamin C.
Ngoài ra, dâu đồng thời cũng chứa sắt, đồng, Magie, phốtpho, Mangan (thường có trong các loại hạt ngũ cốc, đậu, rau quả), Kali (giúp điều hòa huyết áp).
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn dâu tây thường xuyên sẽ giúp bạn điều hòa đường huyết, tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm stress, và cải thiện tình trạng mỡ trong máu.

Ảnh minh họa
Nghiên cứu năm 2018 của Trường Đại học Kỹ thuật Munich, Đức, cho thấy chất chống oxy hóa trong dâu tây có thể giảm viêm và giảm huyết áp, từ đó ngăn ngừa khối u ác tính phát triển.
Theo nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc, và một số đơn vị, trên các dòng tế bào ung thư vú, dâu tây chứa một số thành phần hoạt tính sinh học có thể ức chế tăng sinh và di căn của u vú ác tính.
Theo Trung tâm Ung thư MD Anderson, Mỹ, dâu tây có thể giúp chống lại ung thư da, bàng quang, phổi và ung thư vú.
Nghiên cứu năm 2011 của Trường Đại học California Davis, Mỹ chỉ ra ăn dâu tây thường xuyên có thể chống lại tác động gây viêm và đông máu của bữa ăn nhiều chất béo, nhiều carbohydrate. Nhờ đó người tham gia có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư và tiểu đường.
3 thời điểm nên và không nên ăn dâu tây
- Nên ăn dâu vào buổi sáng: Tiêu thụ dâu tây vào khoảng 7-9h sáng sẽ giúp phát huy nhiều tác dụng nhất của loại quả này, bởi đây là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
- Nên ăn dâu tây trước khi đi ngủ: Các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có trong dâu tây có tác dụng thư giãn tinh thần giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Bạn có thể ăn vài quả dâu tây hoặc một ly sinh tố dâu tây trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1h để có giấc ngủ ngon và tăng cường sức khỏe.
- Không nên ăn dâu tây ngay trước và sau bữa ăn: Dâu tây chứa nhiều nước và chất xơ, do đó có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nên ăn dâu tây 1h trước bữa ăn và 2h sau bữa ăn.
Lưu ý: Khi ăn dâu tây nên rửa sạch bởi quả dâu nằm trên mặt đất có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, bao gồm E.coli và nhiều loại ký sinh trùng khác.

4 món ăn bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ dâu tây
Dâu tây trị ho: Dâu tươi 100 g, đường phèn 30 g. Dâu tây giã nhuyễn, trộn thêm 100 ml nước chín nguội rồi lọc lấy nước, đường phèn giã nhuyễn, đổ vào nước quả. Thức uống này bổ phổi trị ho, thích hợp dùng cho chứng bệnh lâu ngày không lành như miệng lưỡi khô chát, ho khan không đàm...
Dâu tây trị rối loạn tiêu hóa: Dâu tươi 200 g, bưởi tươi 100 g, thêm đường trắng 100 g, nước 0,5 lít, nấu 3 phút bằng lửa mạnh kể từ lúc sôi, uống khi để nguội. Thức uống này thích hợp dùng cho chứng chán ăn, rối loạn chức năng tiêu hóa...
Dâu tây trị suy nhược: Dâu tươi 0,5 kg, rượu gạo 400 ml. Dâu tây rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước pha vào rượu gạo, sau 1 ngày đậy kín thì dùng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 ml. Món rượu đạt công hiệu bồi bổ cơ thể, dùng chữa các chứng suy nhược do bệnh lâu ngày, suy dinh dưỡng, gầy ốm thiếu máu...
Dâu tây chống lão hóa: Dâu tươi 250 g, bơ kem 50 ml. Dâu tây trộn với 100 g đường trắng, nặn bơ kem lên dâu. Món này giúp bồi bổ dưỡng huyết, tạo thể dịch chống khô, dưỡng tâm an thần. Thích hợp dùng cho người thân thể ốm gầy, miệng khô khát nước, đại tiện khô táo, suy nhược thần kinh, mất ngủ, mộng nhiều và táo bón do thói quen... Người khỏe mạnh thường dùng sẽ giúp cường tráng thân thể, da hồng hào, chống lão suy, là món ăn tốt cho sắc đẹp và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.



Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 47 phút trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Ho nhiều, sốt cao, người đàn ông ở Hòa Bình nguy kịch vì nguyên nhân này
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, người bệnh đang được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.