Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Thứ hai, 13:23 30/09/2024 | Bệnh thường gặp

Ung thư ruột non là mặt bệnh hiếm gặp do tế bào trong các mô của ruột non đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Nhận biết dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Ruột non là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, kết nối dạ dày và đại tràng, có chức năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ung thư ruột non được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ung thư chỉ phát triển trong các lớp đường ruột, không xâm lấn mô xung quanh cũng như hạch bạch huyết.

Giai đoạn 2: Ung thư phát triển vượt qua thành ruột, xâm lấn mô xung quanh. Tuy nhiên không có tình trạng di căn hạch.

Giai đoạn 3A: Ung thư di căn từ 1 đến 3 hạch vùng, có thể vượt qua lớp cơ thành ruột hoặc không, nhưng không có di căn xa.

Giai đoạn 3B: Ung thư di căn từ 4 hạch vùng trở lên, có thể vượt qua lớp cơ thành ruột hoặc không, nhưng không có di căn xa.

Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Ung thư di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan,…

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non, gồm:

  • Có máu trong phân: Người bệnh đa số đi ngoài phân đen, màu như bã cà phê, mùi thối khắm. Bệnh lý ung thư này thường ít khi có máu đỏ tươi trong phân.
  • Tiêu chảy : Người bệnh đi ngoài phân nước trên 3 lần mỗi ngày. Có khối u nổi lên vùng bụng.
  • Đau bụng âm ỉ, mơ hồ, triệu chứng đau hiếm khi ở mức độ dữ dội.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây là tình trạng thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư.
Anh phát triển vaccine đầu tiên điều trị ung thư ruột - Báo VnExpress Sức  khỏe

Ung thư ruột non là tế bào trong các mô của ruột non đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u.

Chẩn đoán ung thư ruột non

Để xác định ung thư ruột non, người bệnh chỉ cần làm một số loại xét nghiệm chẩn đoán phổ thông như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-Quang ổ bụng
  • Sinh thiết lấy mẫu mô để làm giải phẫu bệnh
  • Nội soi để quan sát bề mặt niêm mạc ruột non.

Các biện pháp điều trị ung thư ruột non

Một số phương pháp điều trị ung thư ruột non:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị chính, thực hiện bằng cách cắt bỏ khối u và các bộ phận bị xâm lấn, đảm bảo lưu thông đường tiêu hóa. Sau phẫu thuật, một số biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, đau, nhiễm trùng sau mổ, rối loạn tiêu hóa,…

Hóa trị: Là biện pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc. Hóa trị có thể gây các tác dụng phụ gồm: mệt mỏi, nôn, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, tiêu chảy, nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu,…

Xạ trị: Phương pháp này thường không được sử dụng như biện pháp điều trị chính. Thay vào đó, nó thường được chỉ định trong điều trị triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn muộn. Các biến chứng có thể gặp sau khi xạ trị là: mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, phản ứng da mức độ nhẹ,…

Lưu ý: Triệu chứng ở giai đoạn đầu ung thư ruột non thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường khác dẫn tới việc bệnh nhân chủ quan không đi khám bệnh. Do đó, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém và mất thời gian.

Để phòng tránh ung thư ruột non, mỗi người cần lưu ý tập thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, không hút thuốc, lạm dụng rượu bia, ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách: ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi…hạn chế đồ chiên, nướng, đồ ăn chế biến sẵn…

BS Tuấn Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Lá sung ngoài giúp giảm lượng đường trong máu còn giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa được tình trạng viêm loét, kiểm soát được các chỉ số về mỡ máu và huyết áp.

Người phụ nữ 38 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 38 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thức khuya lâu ngày, căng thẳng kéo dài và ăn uống thất thường đều là những nguyên nhân gây ung thư và tái phát ung thư tuyến giáp nhưng cô vẫn chung sống với chúng mỗi ngày.

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ trong đêm thừa nhận thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ chiên rán. Bác sĩ cho biết, 2 thói quen này chính là nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Ăn lê thường xuyên giúp giúp dưỡng thận khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy của insulin, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Để tăng cường sức khỏe của gan, hãy kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh…

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường nhờ dấu hiệu bất thường như sụt cân, háo nước, tiểu nhiều...

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Bằng cách nắm bắt tính linh hoạt của thực phẩm giàu calo và đưa ra quyết định sáng suốt, mọi người có thể hưởng lợi từ sức mạnh của các thực phẩm giàu năng lượng này để hỗ trợ các mục tiêu cân nặng và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Top