Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết, chị em không nên bỏ qua

Thứ sáu, 08:18 17/03/2023 | Dân số và phát triển

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và kịp thời chữa trị có thể chữa khỏi căn bệnh này, dưới đây là dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết, chị em không nên bỏ qua.

Ung thư cổ tử cung là một trong ba bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Ung thư cổ tử cung thường không có dấu hiệu đặc biệt và tiến triển chậm, khiến người bệnh chủ quan, không điều trị từ sớm.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư xảy ra ở các tế bào lót của cổ tử cung - phần dưới của tử cung (dạ con) nối tử cung với âm đạo. Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng, tạo thành từ các tế bào ở cổ tử cung. Ung thư bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lấn át các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 trường hợp mắc mới và khoảng 250.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do căn bệnh này có thể lên đến 443.000 người, gấp đôi các ca tử vong liên quan đến các tai biến sản khoa.

Riêng Việt Nam ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 2.000 ca tử vong.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết, chị em không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và kịp thời chữa trị có thể chữa khỏi căn bệnh này.

Ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh không có triệu chứng nên rất khó phát hiện các tế bào bất thường đang nhen nhóm trong cơ thể, nếu không đi khám phụ khoa và xét nghiệm tầm soát định kỳ.

Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, khi khối bướu phát triển, xâm lấn xung quanh và có thể đã di căn xa.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết

Chảy máu âm đạo bất thường

Đây là biểu hiện ung thư cổ tử cung đặc trưng nhất ở giai đoạn đầu. Chúng gây ra do niêm mạc cổ tử cung biến đổi, hoặc khối ung thư phát triển kích thước, xâm lấn sang các mô lân cận, tạo ra các mạch mới, dễ vỡ và gây chảy máu.

Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi khám phụ khoa.

Mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, máu thường đỏ tươi, lượng ít hoặc nhiều, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần tần suất.

Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo (huyết trắng) tiết ra lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hoặc nhầy, trắng đục hoặc xanh như mủ, hoặc lẫn màu hồng của máu, lâu ngày có mùi khó chịu,… Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy để xác định được nguyên nhân chính xác, bạn cần phải đi khám phụ khoa.

Đau khi quan hệ tình dục

Tình trạng đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung. Bạn tuyệt đối không được chủ quan, hay bỏ qua dấu hiệu này.

Đau khi quan hệ tình dục có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn nên thăm khám để có hướng điều trị phù hợp, hoặc phát hiện được ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu.

Đau vùng chậu, đau lưng dưới

Nếu bạn bị đau nhiều vùng thắt lưng, xương chậu, đặc biệt là vùng chậu, vùng lưng dưới thì đó là dấu hiệu cảnh báo của việc thay đổi ở cổ tử cung.

Sự hình thành và phát triển của khối u trong cổ tử cung gây nhiều cản trở đến quá trình cung cấp oxy của tế bào. Vì vậy, các cơn đau có thể từ âm ỉ đến buốt, tập trung ở một vị trí ở vùng xương hông sau đó khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện cùng lúc ở bất kỳ khu vực nào ở xương hông.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết, chị em không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Nếu cơn đau chỉ mới gần đây và bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt thì có thể đó chính là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

Rối loạn kinh nguyệt

Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng. Từ đó dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm...

Khó chịu khi đi tiểu

Khó chịu, gắt buốt, châm chích khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Nếu tần suất đi tiểu nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có màu và mùi bất thường, đặc biệt đi tiểu ra máu, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế.

Tiểu không kiểm soát

Khối u ở tử cung hoặc sự chèn ép của u có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông đường ruột và đường tiểu, từ đó làm thay đổi thói quen đại tiện và tiểu tiện của người bệnh.

Người bệnh có thể bị rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón,… hoặc gặp tình trạng tiểu không kiểm soát như đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu, đôi lúc kèm máu…

Triệu chứng bất thường trong tiểu tiện rất nguy hiểm. Nếu đúng là ung thư cổ tử cung thì có nghĩa các tế bào ung thư đã lan rộng ra các bộ phận khác, ngoài cổ tử cung.

Sưng đau ở chân

Khi khối u ung thư phát triển lớn dần và lan rộng sẽ gây chèn ép dây thần kinh và làm tắc nghẽn máu không đến được tứ chi, gây sưng và đau chân. Tình trạng đau có xu hướng liên tục và tăng nặng theo thời gian.

Tuy nhiên, rất ít người nghĩ đây là biểu hiện báo động ung thư cổ tử cung nên khó để chẩn đoán và phát hiện kịp thời.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Dù không đặc hiệu nhưng sụt cân là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà người bệnh có thể gặp từ sớm. Nguyên nhân bắt nguồn có thể liên quan cục bộ đến bất thường ở đường tiêu hóa, hoặc rối loạn toàn thân do bệnh ung thư gây ra.

Nếu bị giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn hoặc giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể không lý do, bạn nên chủ động đến ngay các cơ sở ý tế để thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khoẻ.

Cảm thấy mệt mỏi

Hầu hết các loại ung thư đều gây ra tình trạng giảm cân và chán ăn gây sụt cân. Khối u cổ tử cung nén dạ dày, làm người bệnh không muốn ăn uống.

Ngoài ra, ung thư cổ tử cung cũng làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay thế bằng các tế bào máu trắng để cố gắng chiến đấu với căn bệnh này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy giảm miễn dịch,… làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược không cải thiện mặc dù đã nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lối sống.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phương pháp đột phá dự đoán 67 bệnh chỉ nhờ 1 giọt máu

Phương pháp đột phá dự đoán 67 bệnh chỉ nhờ 1 giọt máu

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

67 loại bệnh từ ung thư, đột quỵ cho đến bệnh thần kinh có thể được cảnh báo sớm nhờ phương pháp của các nhà khoa học từ Anh và Đức.

10 mẹo chăm sóc sức khỏe bạn gái cần ghi nhớ

10 mẹo chăm sóc sức khỏe bạn gái cần ghi nhớ

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Duy trì vệ sinh tốt không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất mà còn góp phần mang lại sự tự tin và thoải mái cho bạn gái trong mọi thời điểm.

5 nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc và tái nhiễm bệnh phụ khoa

5 nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc và tái nhiễm bệnh phụ khoa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phụ nữ luôn phải đối mặt với những vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, nấm âm đạo và các cảm giác khó chịu khác. Đặc biệt bệnh lại dễ mắc và tái nhiễm, vậy đâu là nguyên nhân?

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư tinh hoàn

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư tinh hoàn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý phát triển ở bộ phận sinh dục của nam giới nên đây là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Những người mới làm mẹ thường lo lắng không biết khi nào bé đói cần cho bú mẹ. Dưới đây là hướng dẫn và nhận biết dấu hiệu bé đang đói.

Nam giới để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh?

Nam giới để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh là thắc mắc của cánh mày râu, bạn hãy xem câu trả lời từ bác sĩ tư vấn dưới đây.

Cách dùng trà hoa hồng hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Cách dùng trà hoa hồng hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp và nếu bạn đang tìm biện pháp khắc phục, hãy thử dùng trà hoa hồng có thể giúp giảm đau.

3 bài thuốc chữa mụn trứng cá do rối loạn kinh nguyệt

3 bài thuốc chữa mụn trứng cá do rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Đông y, một số hiện tượng như da sạm đen, nổi mẩn tịt, trứng cá mọc quá nhiều... ở nữ giới gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn kinh nguyệt gây nên.

Sản phụ 40 tuổi ở Kon Tum mang thai hiếm gặp, 3 em bé may mắn chào đời khỏe mạnh

Sản phụ 40 tuổi ở Kon Tum mang thai hiếm gặp, 3 em bé may mắn chào đời khỏe mạnh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện sản phụ đã chuyển dạ, có 3 thai nhi khoảng 36 tuần tuổi sống trong tử cung nên đã tiến hành mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh trĩ

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh trĩ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen gây hại trong cuộc sống, ít vận động....

Top