eMagazine

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 1.
Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 2.

Đề án Khám chữa bệnh từ xa năm (2020 -2025) vượt mục tiêu hoàn thành kết nối 1.000 điểm trước ngày 15/9. Bước đầu, tham gia đề án có 24 bệnh viện tuyến trên (gồm 18 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 6 bệnh viện của Hà Nội, TPHCM.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 3.

Đến nay, đã có hơn 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa trên cả nước, tương lai sẽ hướng đến 14.000 điểm cầu để người dân mọi miền Tổ quốc đều được khám bệnh.

Trong 5 năm thực hiện đề án sẽ hướng đến các mục tiêu lớn. Đó là: Tập trung xây dựng và phát triển mạng lưới gồm một số bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và trang thiết bị, để hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới khám, chữa bệnh từ xa; thực hiện biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh, giảm tập trung đông người tại bệnh viện, giảm số lượng người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, nhất là người dân vùng sâu, xa, khó khăn; giảm chi phí khám, chữa bệnh, chi phí bảo hiểm y tế và tiền túi của người dân.

Quan điểm chủ đạo khi thực hiện đề án là hướng đến người bệnh, nhất là những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được thụ hưởng lợi ích to lớn của Telehealth mang lại, giúp người dân vơi bớt khó khăn, vất vả và yên tâm hơn khi không may đau ốm.

Bệnh viện Nhi TƯ đã thực hiện hội chẩn từ xa qua ứng dụng Telehealth cho một ca bệnh ở huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, viêm amidan cấp vừa rút ngắn thời gian và hành trình di chuyển của bệnh nhân từ đảo về đất liền mà vẫn bảo đảm chất lượng điều trị.

Nếu như trước đây, các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ chuyên môn theo phương thức 1-1, tức là một tuyến trên hỗ trợ cho một tuyến dưới thì hiện nay, đề án này sẽ mở rộng theo mô hình 1-N để mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Khi tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới, tất cả bệnh viện tuyến dưới có kết nối hệ thống Telehealth đều có thể tham gia vào hội chẩn, theo dõi, học tập và nâng cao chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới.

Qua hơn 1.000 điểm cầu, trong thời gian ngắn, đã có rất nhiều cuộc hội chẩn, trao đổi giữa tuyến trên và tuyến dưới, qua đó cứu sống được hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ngay tại bệnh viện tuyến dưới mà không cần phải đưa lên tuyến trên. 

Telehealth cho phép trao đổi thông tin về bệnh nhân qua màn hình để thảo luận phác đồ điều trị, chia sẻ các kiến thức chuyên môn hoặc huấn luyện từ xa. Nâng cao kết nối giữa các bộ phận trong bệnh viện, quản lý các dữ liệu nhạy cảm (như bệnh án) một cách bảo mật.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 4.

Bằng cách ứng dụng giải pháp khám chữa bệnh từ xa này đã xóa đi rào cản về địa lý, tạo ra được mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến, hỗ trợ chuyên môn như nhau đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi số hóa ngành Y.

Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế và nhiều bệnh viện tuyến trên cũng như các cơ sở y tế tuyến dưới nhằm giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới; đồng thời qua đó chất lượng khám chữa bệnh và kiến thức chuyên môn của các bệnh viện tuyến trên được nâng cao hơn, lan tỏa xa hơn.

"Chúng ta ứng dụng công nghệ để phát huy một cách cao nhất hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh; tận dụng hết chuyên môn, trí tuệ của thầy thuốc tuyến trên, giúp thầy thuốc tuyến dưới thêm vững tay nghề, người bệnh được hưởng lợi y tế chất lượng cao tại cơ sở", GS-TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh ý nghĩa của việc xây dựng, hình thành hệ thống Telehealth.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 5.

Ngay từ khi COVID-19 có dấu hiệu lây nhiễm xuyên lục địa, các tổ chức y tế uy tín trên thế giới đã nhanh chóng khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, an toàn hơn trong mùa dịch.

Tại Việt Nam, sau khi triển khai Đề án Khám chữa bệnh từ xa, hàng nghìn ca bệnh đã được các bác sĩ hội chẩn và cứu chữa thông qua hệ thống Telehealth.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 6.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Việt Đức hội chẩn từ xa qua hệ thống Telehealth.

Trong quá trình triển khai, nhiều kỹ thuật cao cũng đã được tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới. Ngày 4/9, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa lần đầu tiên tổ chức tư vấn phẫu thuật trực tuyến qua hệ thống mổ nội soi với công nghệ 3D Einstein Vision cho người bệnh 60 tuổi được chẩn đoán viêm túi mật do sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 7.

Với công nghệ 3D, các bác sĩ tiếp cận được các góc khuất trong giải phẫu, phóng đại các mạch máu nhỏ, tập trung được dụng cụ phẫu thuật vào mục tiêu chính, do đó hạn chế làm chấn thương mô lành chung quanh. Phẫu thuật nội soi với camera 3D giúp các bác sĩ trẻ nhanh chóng nắm bắt và thực hiện kỹ thuật, rút ngắn thời gian đào tạo.

Một trường để xác định trẻ mắc tay chân miệng có tổn thương não hay không thông qua hình ảnh CT não tại Bệnh viện Nhi TƯ đã được trực tuyến tới gần 170 điểm cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc từ tuyến tỉnh tới tuyến huyện, đã cung cấp thêm những kiến thức trong chẩn đoán bệnh tay chân miệng và những biến chứng khó lường có thể xảy ra đối với trẻ em.

BSCKII – Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ: "Công nghệ truyền dẫn hình ảnh hiện đại của hệ thống Telehealth là một trong những giải pháp tối ưu giúp các bác sĩ có thể hội chẩn và đưa ra hướng điều trị cho người bệnh. Theo tôi, trong hội chẩn từ xa, truyền tải hình ảnh cận lâm sàng là khó nhất. Phim CT Scan, X-quang hay MRI không phải ai cũng đọc được. Nó đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm. Trong khi đó, để có được kinh nghiệm, bác sĩ phải đọc nhiều, làm nhiều. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi có thế mạnh này.

Bởi tại các bệnh viện tuyến trung ương, bác sĩ được thực hành nhiều. Chúng tôi có điều kiện để nhìn lại toàn bộ quá trình, tiếp cận nhiều ca bệnh có cận lâm sàng khó. Do đó, nhờ hệ thống này, hình ảnh cận lâm sàng hiển thị rõ nét, với thế mạnh của mình, Chợ Rẫy có thể phát huy tốt thế mạnh và năng lực để hỗ trợ tuyến dưới".

Có thể thấy, Hệ thống Telehealth không chỉ xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa các bệnh viện mà còn giúp các bệnh viện tuyến dưới tiếp thu được kinh nghiệm điều trị hiện đại từ các bệnh viện tuyến trên, bệnh nhân có thể nhận được phác đồ điều trị tốt nhất từ bệnh viện tuyến trung ương ngay tại cơ sở bệnh viện tuyến cuối.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 8.

Phát biểu tại buổi Lễ khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định: "Đây là đề án có ý nghĩa nhân văn cao cả, hướng tới việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên mọi miền tổ quốc, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa".

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 9.

Đặc biệt, Đề án này được đưa ra trong bối cảnh ngành y tế và cả nước phải đối mặt nhiều khó khăn khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và bùng phát.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mở rộng hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới của ngành y tế. Qua đó, chúng ta sẽ hướng tới việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trên toàn tuyến và sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế.

Ông nhấn mạnh Telehealth sẽ giúp người dân cả nước, tại bất cứ đâu, đều có cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao nhất của tuyến trên ngay tại cơ sở tuyến dưới. Đồng thời, đề án này còn hạn chế được việc chuyển tuyến, quá tải hay tập trung đông bệnh nhân tại tuyến trên. Người dân khi ở nhà cũng có thể được bác sĩ tuyến trên khám, hỗ trợ, tư vấn và điều trị thông qua các thiết bị điện tử thông minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "Tôi rất vui khi được biết "hành lang" khám, chữa bệnh từ xa đã được mở sang 2 nước bạn Lào và Campuchia. Trong tương lai các bệnh viện tuyến trên cần kết nối với các nước có nền y khoa tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm của các bác sỹ có trình độ cao. Tôi tin trong tương lai gần nhiều bệnh nhân không cần ra nước ngoài để khám, chữa bệnh".

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 10.

Cũng tại buổi Lễ, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các cơ sở y tế, các thầy thuốc, các y bác sĩ, các cán bộ y tế trên toàn tuyến sẽ thực hiện và lan tỏa thông điệp "vươn cao, vươn xa", phát huy trí tuệ, tinh thần hỗ trợ, hướng dẫn để triển khai hiệu quả chương trình khám chữa bệnh từ xa để từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở phục vụ người dân ngày một tốt hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 11.

Bên cạnh đó, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel – Đơn vị triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth cũng khẳng định: "Viettel là tập đoàn viễn thống lớn nhất cả nước với nhiều nguồn lực về tài chính, hạ tầng công nghệ, trí tuệ… Viettel sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để hoàn thành mục tiêu 14.000 điểm cầu để đảm bảo phủ sóng toàn bộ đất nước kể cả vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Trước đó Telehealth đã bước đầu kết nối ở Châu Á, tương lai sẽ còn kết nối đến Châu Phi và cả quốc tế. Hơn nữa, công nghệ của thế giới hiện nay phát triển vô cùng mạnh mẽ đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… Viettel sẽ tiếp tục triển khai để hỗ trợ cho hệ thống Telehealth giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác hơn.

Đồng thời, Telehealth cũng đã kết nối ứng dụng giúp người dân khám chữa bệnh ngay tại nhà giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho cả bệnh nhân và bác sĩ".

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 12.

Các điểm cầu trong buổi Lễ khánh thành 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa.

Cũng theo ông Lê Đăng Dũng đánh giá, ngành Y tế hiện nay là ngành chuyển đổi số rất mạnh trong tất cả các chuyên ngành chuyển đổi số hiện tại. Viettel cam kết sẽ đồng hành cùng Bộ Y tế để xây dựng ngành Y tế trở thành tiên phong trong việc chuyển đổi số và cách mạng  4.0 tiên tiến.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 13.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống Telehealth, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án báo cáo tóm tắt các hoạt động triển khai đề án Khám, chữa bệnh từ xa nói: "Đề án Khám chữa bệnh từ xa đã triển khai cách đây cả chục năm rồi, nhưng trên thực tế trong những năm qua triển khai chưa được đồng bộ, chưa được chính quy và lan tỏa như hiện tại.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 14.

Lý do đầu tiên là công nghệ lúc bấy giờ chưa có nền tảng tốt, lúc này các bệnh viện đang thực hiện khám chữa bệnh trên quan điểm các thầy thuốc phải khám chữa bệnh nhìn sờ trực tiếp để chẩn bệnh. Vì vậy bác sĩ phải xuống tuyến dưới trực tiếp và lên tuyến trên học tập. Hiện nay chúng ta đã bắt đầu có những nền tảng tốt, hệ thống này đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Những hiệu quả đó được nhân rộng, các thông tin được truyền chính xác từ tuyến dưới lên tuyến trên để xin hội chẩn, và từ tuyến trên xuống tuyến dưới với các nền tàng công nghệ thông tin".

Nhận định thêm về những thách thức đặt ra cho ngành Y tế trong tương lai, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê cho rằng việc triển khai ứng dụng trên nền tảng công nghệ số đi liền với là nền tảng pháp luật, bảo mật thông tin… Không những vậy từ những vấn đề nhỏ nhất như quy định các kỹ thuật, quy trình, chuẩn bị chỗ ngồi hội chẩn, đặt camera, màn hình, dữ liệu cận lâm sàng, x-quang, điện tim, bệnh cảnh của bệnh nhân… đều phải được tính toán đưa ra chính xác.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 15.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tiếp nhận 178 Hệ thống hội chẩn từ xa do Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội trao tặng cho ngành Y tế.

PGS. TS. Lương Ngọc Khuê bày tỏ: "Sự đồng hành và quyết liệt của các bộ, ban, ngành có thể giúp chúng tôi mang đến sự lựa chọn cho người dân cũng như động viên các bác sĩ trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn để lại nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống. Trong thời điểm dịch này, nếu bệnh nhân không có cơ hội đến bệnh viện được thì hội chẩn từ xa, tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới một cách kịp thời, khoa học, đảm bảo được những hình ảnh tốt, chẩn đoán đúng nhất đảm bảo sức khỏe cho người dân. 

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 16.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trò chuyện cùng khách mời trước buổi lễ.

Phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức, chúng tôi sẽ nỗ lực và hứa với Thủ tướng sẽ cố gắng hết sức để hoàn thiện hơn đề án này".

Dù có nhiều điểm sáng, nhưng Đề án Khám chữa bệnh từ xa sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức để hoàn thành mốc 14.000 điểm cầu. Để hoàn thành tốt Đề án đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cơ quan liên quan, phối kết hợp chặt chẽ để tạo những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình số hóa ngành Y nói riêng và tiến trình chuyển đổi số quốc gia nói chung.

Dấu mốc 1.000 điểm Telehealth – xóa rào cản để Y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa - Ảnh 17.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top