Đau tinh hoàn bệnh lý và lời khuyên của bác sĩ
Đau tinh hoàn gặp ở mọi lứa tuổi. Có cơn đau thoáng qua, nhưng cũng có cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau buốt làm ảnh hưởng tới sức khỏe tình và chất lượng sống của nam giới.
Chứng đau tinh hoàn gây cho nam giới những bực bội, nhu cầu tình dục có thể giảm sút. Hầu hết những trường hợp đau tinh hoàn đều có khả năng điều trị khỏi bệnh cao, với điều kiện họ phải phát hiện kịp thời những bất thường và được bác sĩ tư vấn cho cách giải quyết tốt nhất.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các bệnh lý, bị nhiễm trùng mà không điều trị trong một thời gian dài, không điều trị dứt điểm rất có thể tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn.

Chứng đau tinh hoàn gây cho nam giới những bực bội, nhu cầu tình dục có thể giảm sút.
Nguyên nhân và triệu chứng tinh hoàn bị tổn thương
Nguyên nhân đau tinh hoàn có thể do va đập, do chấn thương do bệnh lý. Triệu chứng khi tinh hoàn bị tổn thương:
- Khởi đầu trên da bìu có những đám chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, sưng to dần
- Người bệnh thấy đau dữ dội ở vùng bìu bìu đau co thắt, sờ nắn kêu đau chói.
- Bìu có thể rách hoặc không rách, khối tụ máu trong da bìu lớn và có khuynh hướng tiến triển.
- Tổn thương nặng: tổn thương dập nát tinh hoàn, hoại tử và xuất huyết lan rộng,
- Tổn thương phối hợp: chấn thương hoặc vết thương vùng bìu, tinh hoàn trong bệnh cảnh đa chấn thương như tai nạn giao thông, thảm họa...
Đau tinh hoàn do bệnh lý
Viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của ống cuộn ở mặt sau của tinh hoàn và mang tinh trùng. Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn thường được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc do một căn bệnh qua đường tình dục (STD), chẳng hạn như bệnh lậu hay chlamydia. Trong một số trường hợp, tinh hoàn cũng có thể bị viêm, một tình trạng gọi là epididymo - orchitis.
Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.
Xoắn tinh hoàn: là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.
Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu, do hoạt động thể chất và khi ngủ. Khi tinh hoàn bị xoắn, người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng. Khi chạm vào tinh hoàn cảm giác đau rõ hơn. Trong lúc ngủ mà tinh hoàn bị đau dữ dội thì đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu. Nếu để lâu hơn, tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính : Có thể gây đau tinh hoàn, biểu hiện là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.
Dãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là kiểu đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.

Khi thấy dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, đau tinh hoàn, nam giới cần tìm đến bác sỹ để tìm rõ nguyên nhân. Ảnh minh họa
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi thấy dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, đau tinh hoàn, nam giới cần lưu ý:
- Hạn chế làm việc nặng nhọc, hoặc phải gắng sức.
- Tạm dừng hẳn việc chơi thể thao.
- Cần theo dõi cơn đau giảm dần hay tăng dần theo thời gian. Nếu chỉ đau trong thời gian ngắn và cơn đau không lặp lại thì không đáng lo.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới cần vận động nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao vừa sức. Khi mới chơi thể thao, không nên chơi ngay các môn đòi hỏi nhiều thể lực, mà phải lượng sức dần.
- Cần tránh mọi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương cho cơ thể nhất là vùng hạ bộ.
Khi nào cần đi khám?
Một cú đấm hay đạp trực tiếp vào bìu, hoặc một va chạm bất ngờ vào hạ bộ sẽ gây chấn thương tinh hoàn, nhiều người chủ quan ngại đi khám bác sĩ nên gặp những biế chứng đáng tiếc. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:
- Da bìu nóng, rát, mềm.
- Sốt
- Sờ thấy khối u bất thường
- Cơn đau bất thình lình và ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Đau ở vùng tinh hoàn và bị sưng đỏ, đau rát không bớt trong 1 giờ đồng hồ.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.