Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đây là 2 thời điểm không nên bắt con ngủ riêng

Thứ tư, 15:14 20/12/2023 | Nuôi dạy con

GĐXH - Ngủ riêng rất tốt trong việc hỗ trợ trong việc hình thành tính cách tự lập, tư duy tích cực của trẻ nhưng cũng có những thời điểm không thích hợp để làm điều đó.

Để trẻ ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, Có nhiều bậc phụ huynh hay ông bà cảm thấy "xót con, xót cháu" khi để con ngủ một mình khi con còn nhỏ. Bởi vì hầu hết cha mẹ đều có tâm lý sợ hãi việc để con ngủ một mình có gặp nguy hiểm hay không. Vậy nên nhiều người vẫn chần chừ thời gian chia giường cho con, thời gian dài khiến trẻ không thể ngủ thiếu cha mẹ, cha mẹ cũng "quên" chuyện cần phải để con ngủ riêng.

Các bậc cha mẹ chỉ quan tâm con có gặp nguy hiểm trong thời gian bắt đầu ngủ riêng hay không mà chưa tính đến những hạn chế khác khi để con cứ mãi ngủ với người lớn.

Chị Trương có con gái năm nay lên 8 tuổi chia sẻ: Đến thời điểm hiện tại con gái vẫn ngủ với bố mẹ. Ngay cả khi chị đã dọn một phòng riêng cho con gái nhưng cháu vẫn đòi ngủ với bố mẹ và không chịu ngủ một mình. Nhiều lần kiên quyết không đạt được kết quả mong đợi chị Trương nhận ra đối với con ở độ tuổi này chị không thể "bắt ép" con ngủ riêng theo ý muốn của mình.

Trên một diễn đàn hỏi đáp về vấn đề "Có nên cho trẻ ngủ riêng từ sớm hay không?" có một số người đã chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Một người bình luận bên dưới diễn đàn rằng việc ngủ chung với cha mẹ khi còn nhỏ đã tạo nên bóng đen tâm lý đối với anh cho đến khi lớn lên. Từ khi bắt đầu có nhận thức về mọi thứ xung quanh, anh nhận biết được những chuyện bố mẹ làm sau khi nghĩ anh đã ngủ say.

Có những chuyện tế nhị hay xảy ra mâu thuẫn cãi vã anh chỉ dám cố gắng nhắm chặt mắt giả vờ như mình đã ngủ say, chỉ sợ bố mẹ biết được mình vẫn chưa ngủ. Lâu dần mọi chuyện vẫn cứ lặp lại như vậy khiến cho anh bắt đầu hình thành tâm lý sợ hãi, rụt rè, không dám thẳng thắn nói ra suy nghĩ với bố mẹ của mình. Sau này khi anh có phòng riêng các vấn đề bắt đầu được cải thiện nhưng bóng đen tâm lý vẫn tồn tại trong anh cho đến thời điểm hiện tại.

Sau khi đọc bình luận ấy, chúng ta có thể hiểu được rằng khi đến một độ tuổi nào đó, nếu không ngủ phòng riêng, trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.

Đây là 2 thời điểm không nên bắt con ngủ riêng - Ảnh 1.

Những em bé ngủ riêng từ sớm sẽ hình thành khả năng tự chủ, độc lập và có tư duy tích cực. Ảnh minh họa: shutterstock

Kết quả nghiên cứu từ Trung tâm Nhi khoa Yale (Mỹ) cho thấy rằng, những em bé ngủ riêng từ sớm sẽ hình thành khả năng tự chủ, độc lập và có tư duy tích cực.

Chuyển con từ ngủ chung sang ngủ riêng đúng cách là điều cần thiết cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe lâu dài của trẻ lẫn cha mẹ. Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh từ sớm có thể dẫn đến giấc ngủ ngon hơn trong tương lai, điều này có thể tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức, cảm xúc và thể chất của con.

Bên cạnh đó, ngủ riêng sẽ giúp trẻ hình thành sự tự chủ hơn, giảm bớt sự phụ thuộc, bao bọc của cha mẹ hay người lớn trong gia đình.

Ngoài ra, khi trẻ được ngủ trong một phòng riêng tư, trẻ sẽ có không gian yên tĩnh, vừa học vừa chơi và đặc biệt mang đến một giấc ngủ sâu. Điều này hỗ trợ trong việc hình thành tính cách tự lập, tư duy tích cực của trẻ trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng có những thời điểm không thích hợp để rèn trẻ ngủ riêng vì nó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như thể trạng của con.

Đây là 2 thời điểm không nên bắt con ngủ riêng - Ảnh 2.

Nếu phải ra ngủ riêng vào giai đoạn sắp đón em bé mới, trẻ dễ hiểu lầm rằng đã bị "ra rìa". Ảnh minh họa: shutterstock

1. Sức khỏe của bé không tốt

Nếu như trẻ bẩm sinh ra đã có thể trạng yếu ớt hoặc mắc một số bệnh nguy hiểm thì cần có sự chăm sóc toàn diện của bố mẹ, tuân theo yêu cầu của bác sĩ và không nên tập cho trẻ ngủ riêng quá sớm.

Nếu muốn, trước hết bố mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ cách cho trẻ ngủ riêng an toàn, phù hợp với điều kiện sức khỏe của con.

2. Khi sắp có em bé mới

Nếu phải ra ngủ riêng vào giai đoạn này, trẻ dễ hiểu lầm rằng đã bị "ra rìa", bị bỏ rơi hay bị em bé chiếm chỗ. Điều này có thể gây tổn thương sâu sắc, ngoài cảm giác tủi thân, đau khổ, con thậm chí có thể nảy sinh ghen tị và căm ghét em bé.

Vì vậy, bạn phải thật tế nhị, giải thích cho con hiểu rằng ngủ riêng là vì lợi ích của chính con. Quan trọng là phải tỏ cho con biết bố mẹ vẫn yêu và quan tâm, chăm sóc con như xưa.

Có thể thuyết phục: "Em bé sẽ khóc suốt đêm làm con khó ngủ", "Bé hay tè dầm khiến căn phòng không thơm tho, sạch sẽ như phòng con...".

Phương pháp luyện trẻ ngủ riêng thành công

Rèn cho con ngủ riêng không thể đột ngột mà cần diễn ra từ từ để trẻ dần thích nghi, đặc biệt là với trẻ đã được ngủ cùng bố mẹ từ nhỏ. Con sẽ có cảm giác sợ hãi, thậm chí là lo lắng về việc bị bỏ rơi nếu bố mẹ bắt chúng ngủ riêng ngay tức thì. Nếu được, bố mẹ nên áp dụng một số cách sau.

- Khi con còn nhỏ, hãy để một chiếc cũi bên cạnh bố mẹ: Việc này đảm bảo bố mẹ có thể kiểm soát tình trạng của con cũng như cho con một không gian an toàn. Đừng quên kiểm tra giấc ngủ của bé giữa đêm để đảm bảo con ngủ ngon và không có bất cứ điều gì xảy ra.

Đây là 2 thời điểm không nên bắt con ngủ riêng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: shutterstock

- Ngăn cách chỗ ngủ của con và bố mẹ: Trong giai đoạn luyện trẻ ngủ riêng, có thể áp dụng cách dựng vách hoặc màn ngăn trong căn phòng chung để tạo cảm giác không gian riêng. Bạn cũng cần chú trọng bài trí khu vực ngủ của con bắt mắt, thích hợp, đảm bảo an toàn. Đừng quên dặn bé những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư, chẳng hạn đến giờ ngủ thì "ai về chỗ nấy", không tự ý xâm phạm...

Bố mẹ cần làm gương cho con, nếu muốn vào thăm con cũng nên xin phép trước, tương tự như gõ cửa. Lưu ý, việc chung phòng riêng giường chỉ là bước chuyển tiếp, không thể là giải pháp lâu dài vì con vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh nên không có sự độc lập. Mặt khác, trẻ ở chung không gian với bố mẹ vẫn có thể chứng kiến những hình ảnh không nên.

- Động viên con ngủ riêng: Đầu tiên, hãy bài trí phòng ngủ của con thật đẹp. Nơi đó có những món đồ con thích, những chú gấu bông đáng yêu. Mẹ có thể ở lại đây sinh hoạt và chơi cùng bé, rồi vỗ về cho con ngủ để tạo cảm giác thân thuộc với căn phòng, giảm lo lắng. Dặn trẻ rằng bố mẹ ở ngay cạnh, nếu có vấn đề gì quan trọng thì có thể gọi mẹ đến. Những ngày đầu bé sẽ thao thức vì sợ và cô đơn, nhưng dần dần sẽ quen. Mẹ không được mềm lòng ngủ lại với con hay cho con sang phòng mình, sẽ rất khó dứt khoát sau này. Nếu trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì phải tôn trọng cam kết và thực hiện đúng.

Dĩ nhiên, không có một con số cụ thể nào về việc bao lâu trẻ mới "ra riêng" thành công, điều này phụ thuộc vào tính cách, cảm xúc và khả năng thích nghi của con. Dẫu vậy, hãy luôn tôn trọng và nhẹ nhàng, kiên nhẫn, đừng trách mắng hay la hét vì điều đó càng làm cho con sợ hãi hơn mà thôi.

8 cách giúp cha mẹ "trị" bệnh mất tập trung của con một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả8 cách giúp cha mẹ 'trị' bệnh mất tập trung của con một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả

GĐXH - Nhiều phụ huynh cảm thấy đau đầu thậm chí bất lực vì không thể cải thiện được tình hình mất tập trung của con. Dưới đây là cách để 'giải cứu' họ.

Câu chuyện cậu bé bị mẹ bắt mặc váy hoa cảnh báo hành động hủy diệt lòng tự trọng của trẻ mà nhiều cha mẹ thường mắc phảiCâu chuyện cậu bé bị mẹ bắt mặc váy hoa cảnh báo hành động hủy diệt lòng tự trọng của trẻ mà nhiều cha mẹ thường mắc phải

GĐXH - "Người lớn cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng nhận thức để biết xấu hổ, đó là sai lầm. " - Nhà tâm lý học Tử Hồng chia sẻ.

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ những quán cơm bình dân

Thư Di (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.

Top