Đề án 818 tại Thanh Hóa - Bước chuyển từ bao cấp sang xã hội hóa
GiadinhNet - Sau 4 năm thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hiệu ứng tích cực, người dân đã tự chi trả cho dịch vụ KHHGĐ.
Để triển khai hiệu quả các hoạt động của đề án, trong 4 năm qua (2016-2020) Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa đã tham mưu cho các cấp, các ngành chức năng đề ra các giải pháp đồng bộ chú trọng tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong việc chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước trong chăm sóc SKSS từ việc sử dụng miễn phí sang tự chi trả tham gia sử dụng các PTTT, chăm sóc SKSS phù hợp với điều kiện của từng người, đảm bảo phù hợp với sức khỏe, chất lượng và an toàn. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền thông về sự cần thiết, lợi ích, hiệu quả về thực hiện xã hội hóa PTTT, tạo dư luận đồng tình trong thực hiện đề án.
Tại cấp huyện, để triển khai có hiệu quả các hoạt động của đề án, hàng năm Trung tâm Y tế đã tổ chức tuyên truyền các sản phẩm PTTT và hàng hóa SKSS thông qua lồng ghép các hoạt động như hội nghị giao ban; hoạt động về cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ, chất lượng dân số và cơ cấu dân số. Tổ chức hội nghị truyền thông tư vấn chăm sóc SKSS tại các xã, thị trấn cho các đối tượng là phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và nhân dân trên địa bàn các xã triển khai đề án với nội dung nói chuyện tập trung vào tuyên truyền, tư vấn các bệnh viêm nhiễm phụ khoa với các bệnh liên quan đến sinh sản, vận động đối tượng tiếp cận với các sản phẩm xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS. Thông qua các buổi truyền thông tư vấn trực tiếp, người dân đã hiểu được tại sao phải xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS, đồng thời đã chuyển đổi hành vi từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua bán" phù hợp với khả năng và điều kiện theo phân khúc thị trường; nắm được những kiến thức cơ bản về SKSS, biết cách tự chăm sóc SKSS cho bản thân và gia đình, biết phòng tránh những bệnh lý cơ bản trong vấn đề chăm sóc con cái, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS.

Người dân đã dần hình thành thói quen từ "bao cấp, miễn phí” sang sử dụng dịch vụ mua-bán
Để người dân chấp nhận sử dụng các sản phẩm của Đề án, công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Năm 2017-2018, sau khi tổ chức được các cuộc truyền thông trực tiếp đến tận cơ sở, người dân mới hiểu được cơ chế, tác dụng, nguồn gốc, tính năng của các sản phẩm, nên họ yên tâm trong việc bỏ tiền túi ra để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bản thân. Từ đó, việc đăng ký mua sản phẩm thuộc đề án ngày càng tăng.
Tại cấp tỉnh, trong 4 năm qua, Chi cục DS-KHHGĐ đã làm tốt công tác tham mưu cho Sở Y tế và UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành các kế hoạch để triển khai các hoạt động của đề án; đồng thời xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS gửi cho Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thị xã, thành phố (nay là trung tâm y tế); thành lập tổ công tác xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện hoạt động xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của người dân từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua bán" phù hợp với khả năng và điều kiện theo phân khúc thị trường; nắm được những kiến thức cơ bản về SKSS, biết cách tự chăm sóc SKSS cho bản thân và gia đình, biết phòng tránh những bệnh lý cơ bản trong vấn đề chăm sóc con cái, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS; trong 4 năm đã phân phối được 198.200 bao cao su và 3.791 vỉ thuốc viên uống tránh thai, 5.000 dụng cụ tử cung; 19.689 lọ dung dịch vệ sinh phụ nữ, 8.467 lọ Viên bổ sung sắt axit folic và vi chất dinh dưỡng. Kết quả hoạt động xã hội hóa đã giảm gánh năng cho ngân sách nhà nước mua PTTT và hàng hóa SKSS sản đồng thời góp phần hoàn thành các chỉ tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,75 con/phụ nữ năm 2015 xuống còn 2,54 con/phụ nữ năm 2019.
Thực hiện Đề án 818 không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, mà còn làm thay đổi dần nhận thức của người dân. Đặc biệt từ trước đây họ đã quen với việc "bao cấp, miễn phí" PTTT nay sẽ chủ động hơn, có trách nhiệm tham gia các dịch vụ KHHGĐ cùng với toàn xã hội sử dụng PTTT để bảo vệ, nâng cao chất lượng SKSS cho chính bản thân mình, xây dựng gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc góp phần cho dân số ổn định và phát triển bền vững.
Gia Hân

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Hương Khê, Hà Tĩnh: Hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đợt 1 năm 2023
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chiến dịch đợt 1 năm 2023 được Trung tâm Y tế huyện Hương Khê phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.

6 lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMất ngủ, ngủ không đủ giấc... dẫn đến tình trạng mệt mỏi mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Việc sử dụng thuốc ngủ để điều trị đôi khi là cần thiết, tuy nhiên, mọi loại thuốc đều tiềm ẩn nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Ảnh hưởng của cổ tử cung ngắn khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCổ tử cung ngắn có thể gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cách nào để phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn này?

Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê khi mổ bắt con?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNhiều phụ nữ sinh mổ nghĩ rằng nguyên nhân đau lưng sau sinh là do thuốc gây tê. Nhưng trên thực tế, đau lưng sau sinh do nhiều nguyên nhân.

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTầm soát ung thư cổ tử cung rất hữu ích trong việc sàng loc, chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

Chậm kinh nhưng khi test không có dấu hiệu mang thai, chị em nên làm gì?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChậm kinh nhưng khi thử thai lại có kết quả âm tính khiến nhiều phụ nữ băn khoăn. Vậy những lý do nào khác ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?

Bé gái 14 tuổi bị sùi mào gà, bác sĩ nghe kể không khỏi xót xa
Dân số và phát triểnTrẻ mắc sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh dễ tái phát, thậm chí có thể tiến triển thành ung thư và ảnh hưởng khả năng sinh sản.