Đề Văn chọn học sinh giỏi quốc gia, 12 năm "văn vở" đọc xong chỉ biết thốt lên: Quá hay!
Đề thi Văn khó đến mức 9 điểm trên tay, 1 điểm trên giấy nhưng ai cũng khen hay.
Đề thi Văn vừa là niềm hân hoan được viết, vừa được sáng tạo của nhiều bạn học sinh. Nhưng đôi khi nó lại trở thành nỗi ám ảnh nhất là những đứa quen với phương trình hóa học, định lý định đề và những con số.
Với nhiều đề Văn, học sinh cần sử dụng trí tưởng tượng, sự quan sát cùng những trải nghiệm, am hiểu cuộc sống để phân tích tác phẩm cũng như những câu chuyện. Đề văn còn "hack não" thí sinh khi chưa kịp hiểu gì, thì những cô cậu học sinh yêu thích môn Ngữ Văn, đề thi càng khó, lạ mắt luôn song hành cùng với sự sáng tạo và thỏa sức múa chữ.
Mới đây, trong đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi lập các đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2021-2022 của tỉnh Đắk Lắk đã nhận được cơn mưa lời khen từ nhiều người vì đề có sự mới mẻ và theo nhận xét: "Đề Văn khó nhưng hay lắm!".
Đề thi gồm hai câu, nội dung trích từ tác phẩm Nhà giả kim và trích đoạn phát biểu của một nhà giáo trong lễ khai giảng năm học mới như sau:
Câu 1: 8 điểm
Paulo Colleb viết: "Hãy nhớ rằng bất cứ nơi nào cậu tìm thấy trái tim mình, thì cũng sẽ tìm thấy kho báu của mình". (Nhà Giả Kim, NXB Văn học, 2017).
Phải chăng "kho báu" trong cuộc sống hiện tại của con người đang dần vơi cạn?
Câu 2: 12 điểm
Trong buổi lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 của khoa Văn học (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM), nhà giáo Huỳnh Như Phương từng đặt câu hỏi:
"Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, Văn học để làm gì, Văn học cần cho ai. Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến. Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây. Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con thơ dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch?..."
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trả lời câu hỏi của nhà giáo Huỳnh Như Phương.
Đề thi Văn đã nhận được nhiều nhận xét tích cực, đề thi mở khó nhưng hay, ý nghĩa, lại có tính thời sự, khơi gợi cảm hứng sáng tạo và mang tính giáo dục cho học sinh. Đề thi đã không còn rập khuôn, học sinh được tự do trình bày chính kiến, có tranh luận, phản biện... Nhiều người cho rằng, dù đã qua giai đoạn học sinh nhiều năm nhưng "chạm" vào vấn đề nhiều xúc cảm này khiến họ muốn "cầm bút lên và viết".
Đọc xong đề Văn mà không biết nên phân tích từ đâu và như nào. Đúng là tầm cỡ của thi học sinh giỏi vào đội tuyển quốc gia nên nó phải khác hẳn. Rất nhiều học sinh đã để lại nhận xét về đề Văn này:
- "Lúc học phổ thông mình từng rất xem nhẹ môn Văn. Mãi sau này mới nhận ra việc viết thật sự quan trọng từ công việc đến học tập".
- "Đề Văn quá dễ đến mức đọc xong cầm chắc con 9 trên tay, và con điểm 1 trên giấy".
- "Đọc đề Văn mà xúc động, không biết các bạn làm sẽ có cảm xúc như thế nào?".
- "Đề hay thật... đúng là muốn cầm bút viết ngay. Mặc dù đã rời xa ghế nhà trường 6 năm rồi, đầu óc cũng không minh mẫn dc như cấp 3".
- "Đọc đề Văn mà xúc động thật, chỉ muốn cầm bút viết ngay. Mặc dù đã rời xa ghế nhà trường 6 năm rồi, đầu óc cũng không còn được minh mẫn như hồi cấp 3 nữa".

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4
Giáo dục - 13 giờ trướcTrường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025
Giáo dục - 14 giờ trướcĐại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 1 ngày trướcNăm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Công an, nhà trường vào cuộc vụ học sinh lớp 8 bị đánh tới tấp trong quán nước
Giáo dục - 1 ngày trướcCơ quan chức năng đang điều tra, xác minh làm rõ việc một nam sinh lớp 8 trên địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định) bị đánh đập thô bạo.

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày 20/4/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi ảnh online mang tên "Tôi và Sách Cánh Diều" – mùa 2.

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
Giáo dục - 2 ngày trướcSuốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai
Giáo dục - 2 ngày trướcCuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi 2025 tại Hà nội đã đến hồi kết với nhiều gương mặt nhí tỏa sáng không chỉ bằng kiến thức văn toán mà còn bằng nét chữ sạch đẹp gọn gàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dục - 2 ngày trướcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcNăm 2025, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 525 chỉ tiêu lớp 10 với 5 khối chuyên; mỗi khối chuyên tuyển 105 em. Trong đó, khối chuyên Tin có tỷ lệ chọi cao nhất, lên đến 1/8,1.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.