Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con giáo viên: ‘Con tôi không cần miễn’

Thứ tư, 15:17 09/10/2024 | Giáo dục

Một giáo viên chia sẻ không cần con mình được miễn học phí và đề xuất nên áp dụng điều này cho những vùng sâu, vùng xa, nơi thầy cô giáo gặp nhiều khó khăn.

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến lần 2 về dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo đó, Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo, đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm.

Ngay lập tức, dự thảo này đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Một số người đồng tình với đề xuất vì cho rằng lâu nay chúng ta xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, cũng nên có những đặc quyền cho giáo viên để động viên tinh thần, giúp họ yên tâm công tác.

Ở chiều ngược lại, một số người lại cho rằng có thể hỗ trợ các nhà giáo khó khăn nhưng đưa vào luật và miễn phí cho 100% con nhà giáo thì chưa hợp lý, bởi giáo viên so với những ngành nghề khác không có gì đặc biệt.

Cô Nguyễn Hương Giang - giáo viên trên địa bàn Hà Nội cho biết: “Tôi là một giáo viên có con trai học lớp 4 và con gái học lớp 9. Tôi không cần con mình đi học được miễn học phí. Tôi đề xuất nên áp dụng cho những vùng sâu, vùng xa, nơi thầy cô giáo gặp nhiều khó khăn, còn ở vùng đồng bằng, như tôi vẫn sống tốt với lương và phụ cấp, mặc dù tối cũng tranh thủ bán hàng online.

Đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con giáo viên: ‘Con tôi không cần miễn’ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hơn nữa, giáo viên có thu nhập ổn định so với công nhân và những ngành nghề lao động phổ thông khác. Chúng tôi cũng có điều kiện đưa đón con học tại trường mình đang dạy và dạy dỗ con tốt hơn nên xin nhường việc hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng THCS Phan Chu Trinh (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng giáo viên nếu có điều kiện thì không nên nhận miễn học phí cho con mình để nhường cho các hoàn cảnh cần hơn.

“Quan điểm của tôi là có thể miễn học phí cho con giáo viên theo cách hỗ trợ các nhà giáo khó khăn  không ghi vào Luật. Bởi lẽ, ưu đãi với từng hoàn cảnh cụ thể thì được nhưng đặc quyền chung thì không nên", bà Hà cho hay.

Còn bà Trần Thị Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, đề xuất miễn học phí cho con giáo viên là một chủ trương khá đặc biệt và nhắm đến việc tri ân, hỗ trợ những người làm nghề giáo - một nghề có ý nghĩa quan trọng trong xã hội.

“Bản thân tôi ủng hộ đề xuất này vì nó hướng đến việc động viên tinh thần giáo viên: Giáo viên đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục trong khi lại có mức thu nhập không cao hơn so với những ngành nghề khác. Chính sách miễn học phí cho con họ có thể coi là một sự động viên, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình giáo viên.

Đề xuất này cũng góp phần thu hút nhân lực vào ngành giáo dục, khuyến khích cá nhân giỏi, tâm huyết hơn với nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.

Tuy nhiên, theo bà Hải, có một số vấn đề cần cân nhắc xung quanh đề xuất này như đảm bảo được công bằng xã hội: Một số người có thể đặt câu hỏi về tính công bằng nếu chỉ miễn học phí cho con giáo viên mà không áp dụng cho các ngành nghề khác cũng có mức lương tương tự hoặc đóng góp không nhỏ cho xã hội như y tế, công an, lực lượng vũ trang.

Thứ nữa là cân đối ngân sách: Để thực hiện chính sách này, ngân sách nhà nước sẽ phải phân bổ một khoản chi phí không nhỏ. Điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư khác cho giáo dục, như cơ sở vật chất, công nghệ giảng dạy hay phúc lợi chung cho toàn ngành.

“Tóm lại, tôi ủng hộ đề xuất này, nhưng cũng cần có những nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về cách thực hiện sao cho hợp lý, không gây mất cân đối ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội”, bà Hải khẳng định.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh Hóa: Thông tin mới nhất về vụ "thủ khoa lớp 10 không đủ điểm đỗ vào trường"

Thanh Hóa: Thông tin mới nhất về vụ "thủ khoa lớp 10 không đủ điểm đỗ vào trường"

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH – Trong lúc lên điểm, do áp lực công việc, mất tập trung, các thành viên hội đồng tổ hồi phách, lên điểm để xảy ra việc ghi nhầm điểm khiến thí sinh không đủ điểm đỗ trở thành thủ khoa.

72 ứng viên ngành Y được đề nghị công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư

72 ứng viên ngành Y được đề nghị công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Vụ nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị đánh bầm tím: Tạm dừng công tác với giáo viên quản lý lớp

Vụ nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị đánh bầm tím: Tạm dừng công tác với giáo viên quản lý lớp

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Hiệu trưởng Trường mầm non Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An vừa có quyết định tạm dừng công tác đối với giáo viên để xảy ra việc nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị đánh bầm tím cơ thể.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì về đề xuất bốc thăm chọn môn thi thứ ba?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì về đề xuất bốc thăm chọn môn thi thứ ba?

Giáo dục - 10 giờ trước

Thống kê cho thấy, về phương thức thi thì “cơ bản ổn”, còn số lượng môn thi, đa số các tỉnh lựa chọn 3 môn, có khoảng 3 - 4 tỉnh lựa chọn 2 môn.

Nghệ An: Nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn học đánh bầm tím người

Nghệ An: Nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn học đánh bầm tím người

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ việc nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn cùng lớp đánh bầm tím cơ thể, có trẻ phải nhập viện.

Sinh viên Đại học Bách khoa phải ăn cơm thừa, có dị vật: Nhà trường xin lỗi

Sinh viên Đại học Bách khoa phải ăn cơm thừa, có dị vật: Nhà trường xin lỗi

Giáo dục - 1 ngày trước

Liên quan đến sự việc sinh viên năm nhất Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa, thậm chí có nhiều dị vật bất thường trong tuần học giáo dục quốc phòng, phía nhà trường đã gửi lời xin lỗi.

Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học

Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1115 chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.

Chiến sĩ nhí làm sống dậy 'Kí ức tự hào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gây xúc động mạnh

Chiến sĩ nhí làm sống dậy 'Kí ức tự hào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gây xúc động mạnh

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Các em học sinh lớp 7 trường THCS Nghĩa Tân đã tái hiện lại những 'Kí ức tự hào' thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 -10/10/2024).

Bộ GD-ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Bộ GD-ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Giáo dục - 2 ngày trước

Hình thức làm bài trên máy tính được bổ sung cho tất cả các cấp độ thi chứng chỉ tiếng Anh PEIC tại Việt Nam.

Nam sinh Hà Nội giành vé cuối vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Nam sinh Hà Nội giành vé cuối vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Giáo dục - 2 ngày trước

Với chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

Top