Đêm nào cũng tỉnh giấc vì 3 lý do kỳ lạ này, coi chừng đường huyết tăng cao quá mức, chủ quan có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tim, thận
Căn bệnh tiểu đường có đến hơn 100 biến chứng, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, tàn tật, suy thận, nhồi máu cơ tim…
Những năm gần đây, sự thay đổi trong văn hóa ăn uống, sinh hoạt thất thường khiến cho không ít bạn trẻ đã phải đối mặt với bệnh tiểu đường - căn bệnh trước đây chỉ thường xuất hiện ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, hầu hết người trẻ đều không quan tâm đến căn bệnh này nên thường bỏ lỡ thời kỳ tốt nhất để chữa bệnh. Đáng nói, căn bệnh tiểu đường có đến hơn 100 biến chứng, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, tàn tật, suy thận, nhồi máu cơ tim... Vì thế việc kiểm soát đường huyết, sớm phát hiện tiểu đường là vô cùng cần thiết.

Thực ra, việc phát hiện bệnh tiểu đường không hề khó. Khi một người có lượng đường trong máu cao, ban đêm đi ngủ thường bị đánh thức bởi 3 lý do dưới đây, nếu có dù chỉ 1 bạn cũng nên cảnh giác.
3 dấu hiệu đường huyết tăng cao thường xuất hiện trong khi đi ngủ buổi tối
1. Tỉnh giấc giữa đêm vì ngứa da, tê nhức tay chân
Khi ngủ vào ban đêm, một số người bị tỉnh giấc và không thể ngủ lại vì ngứa da. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng do ga trải giường lâu ngày không được giặt sạch hoặc do mình bị dị ứng mà bỏ quên căn bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, sở dĩ người tiểu đường bị ngứa da là do lúc này da thường bị khô, gây ngứa.

Bên cạnh đó, cũng có một số người gặp phải tình trạng tê nhức tay chân khi ngủ do lượng đường trong máu cao khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Người có đường huyết cao thường có cảm giác tê ở đầu ngón chân, đặc biệt là khi ngủ, triệu chứng sẽ thuyên giảm khi vận động.
2. Khát bất thường trong khi đi ngủ
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát giữa đêm và không thể thuyên giảm triệu chứng sau khi uống nước thì đây có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. Lý do bởi khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

3. Tỉnh giấc giữa đêm vì cảm giác đói
Nếu đường huyết trong cơ thể cao thì quá trình chuyển hóa glucose sẽ diễn ra không bình thường, ngay cả khi bạn ăn tối đầy đủ vẫn có thể cảm thấy đói giữa đêm. Khi có dấu hiệu này, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống để hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, chống lại các biến chứng tiểu đường.

Loại rau nào có tác dụng hạ đường huyết?
1. Mướp đắng
Trong mướp đắng, có một thành phần được gọi là glycosid Momordica, có thể làm giảm huyết áp, lipid máu, và lượng đường trong máu. Nó cũng có tác dụng nhất định trong việc loại bỏ cholesterol dư thừa trong cơ thể. Khi đường huyết tiếp tục tăng cao, hoặc khi bị bệnh tiểu đường, bạn có thể ăn một ít mướp đắng hoặc uống nước ép mướp đắng sẽ có tác dụng hạ đường huyết rất tốt.
2. Măng
Chất xơ có trong măng đặc biệt phong phú, nó cũng rất ít chất béo và đường, có chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Ăn lượng măng thích hợp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và tinh bột, đồng thời có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chất niacin và magie có trong măng có thể làm giảm lượng triglycerid và cholesterol dư thừa trong máu, có tác dụng phòng ngừa tốt một số biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

3. Hành tây
Hành tây có chứa một chất hữu cơ tương tự như thuốc hạ đường huyết, có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, hành tây đặc biệt giàu axit folic, vitamin C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng khác nhau như kali và selen... rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe của người tiểu đường và tránh một số biến chứng như tăng huyết áp, tăng mỡ máu.
2 đối tượng này dễ mắc bệnh tiểu đường nhất
Theo bác sĩ Ding Xiang (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quận Yuzhong, Trung Quốc), có 2 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất đó là:
- Những người thừa cân
Không phải vô cớ mà những người thừa cân dễ mắc bệnh tiểu đường. Những người thừa cân có nhiều mỡ thừa hơn. Sau khi béo lên sẽ làm giảm độ nhạy của insulin với đường huyết, bệnh tiểu đường rất dễ tìm đến.
- Người ít vận động
Nhiều người đi làm vào ban ngày, về nhà ngồi và chơi game vào ban đêm, dành phần lớn thời gian trong ngày trên ghế hoặc sofa. Ngay cả khi bạn tập thể dục 2 tiếng vào ban đêm cũng không thể bù đắp được những tổn thương do ngồi lâu trong ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vẫn cao hơn so với những người thường xuyên đứng lên vận động.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 6 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.