Đi chăm người ốm, nhập viện luôn vì rét
GiadinhNet - Dù nền nhiệt độ tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã nhích dần lên nhưng vẫn trong giai đoạn thời tiết rét đậm, rét hại. Tại nhiều bệnh viện, công tác phòng chống rét cho bệnh nhân trong buồng bệnh được đảm bảo. Tuy nhiên, trời rét còn gây ảnh hưởng lớn với người thăm nuôi bệnh nhân.

Trời rét, vật bất ly thân với những người đi chăm nuôi người ốm là chiếc chăn bông to sụ. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 12/1). Ảnh: Q.An
Vật bất ly thân là chăn bông, áo ấm
Chị Nguyễn Thị H (ở Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) khệ nệ xách túi chăn bông to sụ cùng những đồ đạc khác đặt lên băng ghế đối diện Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai). Rải tấm chăn ra ghế ngồi, chị H chia sẻ, mẹ chị bị viêm gan, viêm phổi nặng phải vào điều trị ở Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai mấy hôm nay. Suốt mấy ngày mẹ vào viện, bốn chị em trong gia đình phải cắt cử nhau nghỉ việc vào viện chăm sóc mẹ.
“Trời ấm còn đỡ, mẹ vào viện đúng hôm giá rét, bên cạnh đồ đạc, quần áo, chị em chúng tôi phải mang theo chăn ấm, nếu không lại ốm vì lạnh giá. Đấy là tôi còn may tìm được chỗ ngồi khuất gió, trưa muốn nghỉ cũng phải quấn kín chăn, phía ghế chờ ngồi gần toà Việt – Nhật, gió cứ thổi thốc hun hút, rét vô cùng. Mà chăm người nằm viện Khoa Cấp cứu, chúng tôi không thể “rời vị trí thường trực” được, bất cứ lúc nào cũng phải có mặt để không bị lỡ khi loa gọi tên người nhà”, chị H nói.
Ngồi cạnh chị H là bà Hoàng Thị T (65 tuổi, ở Thanh Chương, Nghệ An). Bà T bị đau đầu kinh niên, gặp trời rét đậm ở Thủ đô, tình trạng bệnh của bà càng nặng. Bà T cho biết, không ngờ ở Hà Nội rét đến thế nên bà chủ quan không mang chăn đi theo. Những người đi khám giới thiệu bà đi thuê chỗ trọ qua ngày ở gần Bệnh viện Bạch Mai.
“Nếu chỉ thuê giường, chiếu trong khu trọ có giường tầng, mỗi ngày chỉ mất 20.000 đồng, nhưng nếu thuê phòng có thêm chăn ấm, nước nóng để tắm rửa vệ sinh, giá còn lên tới 100.000 đồng mà chỉ mấy tiếng đồng hồ. Đi viện ngày rét khổ đủ đường. Ban ngày chúng tôi có thể ngồi vạ vật ở ghế chờ, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống 9-10oC, không thể không thuê chăn ấm trong phòng trọ”, bà T nói trong khi chờ kết quả xét nghiệm.
Theo khảo sát của chúng tôi trong các ngày Hà Nội rét đậm, tại Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Khám bệnh, khu xét nghiệm, hay trước cổng Viện Sức khoẻ tâm thần – những nơi bình thường quá tải thì không còn cảnh đông đúc như mọi ngày.
Còn tại dọc lối ghế chờ đối diện hàng thuốc, toà nhà Cấp cứu – Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai cũng vơi người qua lại. Ai nấy đều lỉnh kỉnh đồ đạc, trong đó không thể thiếu những tấm chăn bông to sụ để chống chọi với những đợt gió và giá rét.
TS Đồng Văn Thành, Phó Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, thời tiết giá rét khiến lượng bệnh nhân đến khám giảm mạnh. Nếu như thời điểm bình thường, Khoa tiếp nhận khoảng từ 3.000-3.500 bệnh nhân/ngày thì trong mấy ngày giá rét này chỉ tiếp nhận khoảng 2.500-3000 bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám chủ yếu mắc bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính có lịch hẹn đến viện.
“Biết trời rét đậm, nhiệt độ chỉ 13-14oC, gia đình cũng muốn đợi cho qua đợt rét mới đưa bố đi khám nhưng vì đến hẹn tái khám với bác sĩ, không đi khám thì không có thuốc. Bố tôi năm nay đã 90 tuổi, bị huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường nên phải uống thuốc định kỳ, theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai 10 năm rồi”, chị Nguyễn Thị V (50 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ.
Theo nhận định của các bác sĩ tại đây, trong thời tiết giá lạnh, những người bệnh nhẹ hoặc chưa đến mức phải đi viện, ở các tỉnh xa thì thường ngại di chuyển nên tự điều trị, chữa ở bệnh viện địa phương, mà không đến Hà Nội khám.
Lưu ý với người đi chăm bệnh nhân ốm nằm viện
Chồng bà Đỗ Thị Ngọc Bảo (76 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải nhập viện để phẫu thuật, điều trị tim mạch tại Khoa Tim mạch can thiệp (Bệnh viện Hữu nghị). Vào chăm sóc chồng đúng dịp Hà Nội rét đậm được 3 ngày, bà Bảo cũng đổ bệnh do bị nhiễm lạnh, huyết áp tăng đột ngột. Hiện tại, bà Bảo và chồng là ông Nguyễn Văn Nghệ (83 tuổi) cùng nằm điều trị chung tại một phòng bệnh.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắm chắc thông tin dự báo thời tiết nên từ đầu mùa rét, Bệnh viện đã chuẩn bị tốt công tác hậu cần. Vì thế, những ngày giá rét vừa qua, công tác chăm sóc bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi phòng nào cũng có điều hòa hai chiều, máy sưởi, hệ thống nước nóng đến từng phòng bệnh.
Đặc biệt về dinh dưỡng, suất ăn cung cấp cho bệnh nhân được chuyển trên xe chuyên dụng để giữ ấm đồ ăn. Công tác chữa trị, hệ thống máy làm ấm các dịch truyền phải bảo quản lạnh (như máu, huyết tương) cũng được bổ sung, đảm bảo dịch truyền đạt nhiệt độ lý tưởng 37oC khi truyền cho người bệnh. Bệnh nhân đảm bảo được giữ ấm nhưng chỉ những người thăm nuôi là khổ nhất. Vì thế, ở ký túc xá dành cho bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai cũng bổ sung các thiết bị chống rét.
TS Dương Quốc Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, thân nhân người bệnh khi đi thăm nuôi, khi đưa người nhà đi khám cần mặc ấm để tránh giá lạnh. Khi ngồi chờ người bệnh, nên chọn những khu vực hiên có che chắn trong tòa nhà kín gió. Khi di chuyển giữa khu phòng bệnh và ngoài tòa nhà, phải hết sức chú ý sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Vì trong phòng bệnh nhiệt độ ấm, thậm chí bác sĩ chỉ mặc áo blouse, người bệnh đắp một chăn mỏng nhưng khi di chuyển ra khỏi phòng bệnh, đặc biệt là ra ngoài trời sẽ bị lạnh đột ngột.
Dự báo miền Bắc vẫn tiếp tục lạnh trong những ngày tới. Các bác sĩ khuyến cáo, khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh thì phải mặc đủ ấm, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp khi thời tiết thay đổi. Chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân. Tránh đi ra ngoài vào ban đêm và thay đổi tư thế đột ngột, tránh gió lùa. Khi ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, đồng thời mặc đủ quần áo ấm; không nên dậy vào lúc 4-5h sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng.
Theo TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong những đợt giá rét, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường kiểm tra công tác phòng chống rét cho bệnh nhân tại các bệnh viện. Ngoài việc sẵn sàng cơ số thuốc, giường bệnh, phương tiện cấp cứu, bảo đảm thiết bị giữ ấm cho người bệnh nội trú, tại các bệnh viện nên bổ sung thêm các khu vực chờ kín gió cho người nhà bệnh nhân, người bệnh đến khám ngoại trú.
Quỳnh An

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 3 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 4 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 4 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 4 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí
Y tế - 4 ngày trướcTrong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.