- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
- Sưng mắt cá chân, bàn chân hoặc bàn tay, hoặc toàn thân.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Thường xuyên đau đầu do huyết áp cao.
- Thiếu máu và xanh xao do giảm sản xuất hồng cầu.
Bệnh nhân là anh T.A, 26 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội. Trước khi đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, anh không có dấu hiệu đặc biệt ngoài mệt, đau đầu.
“Hằng tuần, tôi chạy thận 3 lần, chi phí mỗi lần không ít. Bác sĩ nói phải sống chung với bệnh suốt đời, trong khi tôi không có đủ sức khỏe lao động, sống phụ thuộc vào gia đình", anh T.A nói.
Một trường hợp khác cũng bất ngờ phát hiện bệnh thận khi còn trẻ là chị T.H, 23 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội. Chị phát hiện bệnh suy thận mạn sau lần đi khám sức khỏe để xin việc, trước đó, các triệu chứng bệnh của chị không rõ ràng.
Chị được tư vấn quản lý theo chuyên khoa thận tại một cơ sở y tế, khoảng 2 năm, sức khỏe tương đối ổn định. Sau đó, chị H. nghe theo người quen uống thuốc nam, chỉ 2 tuần sau bệnh tiến triển nặng lên, bắt buộc phải điều trị thay thế thận bằng hình thức lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận tiết niệu, ngày 16/8 cho biết bệnh thận mạn có xu hướng trẻ hóa, nam nhiều hơn nữ. "Có nam thanh niên mới 18 tuổi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn cuối khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự", bác sĩ Tuyên nói.
Bệnh thận mạn là tình trạng mất chức năng thận chậm và tiến triển trong vài năm. Người mắc bệnh thận mạn các giai đoạn cuối cùng có thể bị suy thận. Bất cứ khi nào bệnh thận tiến triển, mức chất thải nguy hiểm có thể nhanh chóng tích tụ bên trong cơ thể.
Ngoài những nguyên nhân dẫn tới bệnh thận mạn giai đoạn cuối như di truyền, thận đa nang, nhiễm khuẩn, bệnh tư miễn..., bác sĩ Tuyên cho biết thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống thừa năng lượng, thức ăn chế biến sẵn nhiều hóa chất bảo quản, lạm dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, trong khi ít vận động thể lực cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới trẻ hóa suy thận mạn.
Hầu hết những người bệnh thận mạn không biết mình mắc bệnh vì các triệu chứng thường không phát triển, không biểu hiện rõ ràng trong các giai đoạn đầu nên dễ bị bỏ qua, nhất là với người trẻ.
Thông thường, nếu một người nhận thấy bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào, có thể cho thấy tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng, phải chỉ định lọc máu chu kỳ, nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) sẽ gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong.
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
- Sưng mắt cá chân, bàn chân hoặc bàn tay, hoặc toàn thân.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Thường xuyên đau đầu do huyết áp cao.
- Thiếu máu và xanh xao do giảm sản xuất hồng cầu.
Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.
GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.
Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.
Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.
Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.
GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.
GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).
Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.