Đi tìm "bản lĩnh" đàn ông bằng thú ẩm thực kinh dị
GiadinhNet - Thấy tôi kém cỏi về "khoản ấy", ông bạn bảo muốn làm "người hùng" thì làm chuyến đi Ninh Bình chơi món "dâm dương", uống đâu biết đó. Tới nơi mới té ngửa ra đích thực "hàng độc"...
![]() |
Lấy cớ đi thăm ông bạn hàn vi thuở sinh viên, lạnh lùng từ biệt vợ, tôi "khăn gói quả mướp" nhảy xe về Ninh Bình, mảnh đất huyền thoại theo lời đồn thổi của cánh đàn ông là "chết đi sống lại". Tại một nhà hàng "dê cụ" (dê núi, già), nằm đối diện với khu công nghiệp Gián Khuất (TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), khách đông nghịt, đa phần là đàn ông. Trong nghi ngút các thực đơn ẩm thực về loài sơn dương thì món "đệ nhất" - được mấy em thôn nữ, mặt em nào cũng đỏ hây hây như "chim bói cá" tiếp thị đó là "sinh tố cà dê" xem ra được các quan khách nhiệt liệt chào đón vì... "có hậu". Dương "xoăn" - anh bạn đi cùng tôi hoan hỉ, tay gắp, miệng bi bô: "Thằng này ác chiến lắm! Cực hiếm và đại bổ nữa, dành cho mọi đối tượng, từ con nít đến phụ nữ, từ thanh niên đến cụ già, nhất là với những ai kém cỏi "khoản ấy", di mộng tinh, đau lưng, mỏi gối... Đảm bảo, yếu cỡ nào chỉ cần làm vài tuần rượu với dăm hột cà dê thì sớm lên gân ngay thôi. Hàng "độc" mà!", Dương bảo.
Tranh thủ thời gian đợi, Dương "xoăn" gân cổ "chém gió", miệng không ngớt ca tụng cái món - "sinh tố cà dê" lạ đời, tôi ngồi thấp thỏm, hồi hộp (và cả lo âu). Hơn 30 phút sau, chủ quán mặt đỏ như "quan công" bê ra một chiếc máy xay sinh tố hoa quả (giống ở các cửa hàng giải khát) kèm một đĩa to đựng khoảng chục đôi cà dê vừa mổ, máu rỉ ra đỏ ối và hũ rượu trắng Kim Sơn (rượu ngon nổi tiếng ở Ninh Bình). Vừa đổ rượu ra chiếc phễu, gạt đĩa cà dê vào trong, máy xay chạy dè dè, chục cặp cà dê ngầu ngầu sủi bọt, tan trong rượu thành một thứ nước lờ lờ đục như nước gạo, sủi bọt trắng xoá...
Nâng cốc rượu "sinh tố cà dê" bốc mùi tanh đến lợm giọng, nhưng vì "tổ ấm" gia đình, tay bịt mũi, mắt nhắm nghiền mà nốc, không uống được rượu nhưng tôi vẫn phải cố. Linh ứng lời đồn "uống đâu biết đó", sau trận nhậu bổ âm, dương đâu chẳng thấy, cả tôi và gã thi nhau móc họng nôn thốc tháo, làm cả vốc "béc bê rin" vẫn chưa hết cơn đau bụng vì "Tào tháo đuổi".
Do ảo tưởng pín rắn, pín dê, bò cạp... là "thần dược" tăng cường "năng lực phòng the", nên chưa khi nào phong trào tráng dương bổ thận bằng những loại này bùng phát như hiện nay. Để trở thành "chiến binh" hoặc "người hùng" chốn phòng the, ngày càng nhiều quí ông không tiếc công sức, tiền của miệt mài tầm sưu những món biệt dược quí hiếm đặng tẩm bổ. Hôm khác, một đại gia ở Hà thành tên Anh Tú "alô" mời chú tới, có "hàng độc" về. Trong tâm trạng người như có lửa, chưa tới giờ hẹn tôi đã nhấn chuông.
Chủ nhà mang 5 cái ly nhỏ, miệng hào hứng tuôn liền một mạch: "Có biết huyết lình là cái gì đâu! Số là tuần trước anh tình cờ gặp lại thằng bạn hồi học cấp ba, nó bây giờ là sếp của một Sở ở tỉnh H. Bạn cũ lâu ngày gặp lại, nó đãi anh món huyết lình tửu này. Đây là hàng cực hiếm và chỉ có khách quý mới được gia chủ biệt đãi. Thằng bạn tâm sự, trước đó nó yếu như chim le le, may nhờ một tay đệ tử vốn là người dân tộc mách món này và chỉ sau 3 tháng nốc huyết lình tửu, bà xã nó từ thất vọng tới... thất kinh. Nó còn kể có một ông bạn trạc tuổi cũng rất hom hem, chỉ sau gần 3 tuần trăng dùng huyết lình đã phương phi thấy rõ và nay thì "be như gấu, mạnh như ông ba mươi (cọp)". Anh nghe khoái liền, vậy là khẩn khoản nhờ nó kiếm giúp. Trần ai lắm mới được hũ rượu này đó!".
![]() |
Nãy giờ nghe gia chủ không ngớt lời ca tụng huyết lình, các chiến hữu tóc muối tiêu, bụng phệ, má xệ tỏ ra rất háo hức trước món hàng "độc" này. Một khách khác tên Huấn, nhìn bề ngoài đoán dân trí thức ra giọng hiểu "đời" e hèm bảo: "Như Anh Tú nói thì "thằng" huyết lình này đúng là thần dược rồi lợi hại đến độ quỷ khốc thần sầu".
Chẳng khác gì món "sinh tố cà dê", nâng ly huyết lình tửu, lần nữa tôi buồn nôn trước mùi tanh đến lợm giọng của ly rượu đáng giá bạc triệu này. Các đại gia kia dường như đã quá quen trước những món như thế này nên ai nấy ực tỉnh bơ. Sau hai tuần rượu, mặt ông nào ông nấy đỏ bừng chẳng biết vì men rượu hay vì dược tính của món huyết lình kia gây ra? Khi đã ngà ngà, các chiến hữu cùng nhau thắc mắc "huyết lình là cái gì, con gì, cây gì, máu gì?". Lúc này Anh Tú khề khà, kẻ cả "bật mí": "Huyết lình là máu trong giai đoạn có "tháng" của chị em nhà khỉ".
Cứ theo lời Anh Tú kể thì "thần dược" huyết lình tửu giúp người sử dụng "tráng kiện đến cuối đời, sinh lực luôn trong tư thế chiến đấu" vốn là hàng độc quyền của đồng bào dân tộc một số tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Món này chỉ mới bùng nổ trong giới ăn chơi tại trung tâm các tỉnh ấy và đất Hà Thành từ khoảng đầu năm 2005 trở lại đây. Một già làng cho biết kiếm huyết lình rất nhọc công. Phải tìm được nơi đàn khỉ sinh sống, sau đó mò mẫm trong vô số ngóc ngách, hang động và căng mắt mới phát hiện được huyết lình. Điểm đặc biệt là con khỉ còn cẩn thận lấy lá cây phủ lên hoặc chèn đá che lấp cái hang mấy ngày qua nó nằm... Phần lớn người ta chỉ tìm thấy huyết lình từ sự tình cờ may mắn. Tìm được rồi phải nhẫn nại tách máu ra khỏi lá cây, rong rêu xong lọc rửa cho sạch và để thật ráo. Huyết lình sau khi trải qua các công đoạn này sẽ là những cục nhỏ bằng đầu ngón tay, hình hạt đậu, màu nâu đen, có mùi tanh rất khó chịu. Phải máu của năm con khỉ cái như vậy mới ngâm được một lít rượu.
Tìm hiểu về huyết lình, chúng tôi được biết đó không phải là máu trong giai đoạn "có tháng" của chị em nhà khỉ mà là máu của khỉ cái chảy ra sau khi hạ sinh khỉ con. Theo một nhà khoa học, "lình" là tên gọi chỉ con khỉ của đồng bào một số dân tộc như Thái, Dao, Mèo, Mường... Tại các phiên chợ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La... huyết lình được bày bán nhiều dưới dạng những viên, cục nhỏ bằng đầu đũa, đầu ngón tay hoặc lắm khi chỉ là dạng hạt nhỏ (giọt máu đông lại). Huyết lình thường được dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh, bồi dưỡng cho người bị suy nhược, chữa trẻ chậm lớn, kém ăn hoặc ngâm rượu xoa bóp chỗ sưng đau.
Về phía các gã bịp, để đám trọc phú tin mấy cục đen đen, tanh tanh - được làm từ bột mì trộn muối ngâm vào nước cá rồi đem phơi khô - là huyết lình, ngay khi "con mồi" còn đang phân vân không biết đây là đồ thật hay giả, bọn này sẽ nhờ người đánh tiếng cho họ biết ở tỉnh X, tỉnh Y có ông thầy Đông y vốn là trùm huyết lình kinh nghiệm đến độ giả cỡ nào chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay. Ông thầy sau khi tỉ mẩn xem xét, nếm, ngửi kỹ từng viên đã e hèm: "Làm sao mà có được thứ của quý này vậy, coi như là nợ duyên rồi. Thôi thì quý anh cho tôi hùn phân nửa để dành ngâm rượu cứu người". Tinh vi kiểu này, quý đại gia "dính đạn" là cái chắc! Có điều, cho đến nay vẫn chưa thấy tài liệu y học cổ truyền lẫn hiện đại nào kết luận hay đề cập tính năng tráng dương bổ thận, biến yếu thành mạnh, hóa "se sẻ" thành "đại bàng" chốn phòng the của huyết lình, tất cả chỉ là màn "bơm" thông tin của những kẻ bịp bợm nhằm vào những ông lắm tiền ham vui để trục lợi.
Dù không phải là thứ quý hiếm tột độ nhưng do nắm bắt được cái thú ăn chơi rởm đời và vốn hiểu biết non kém của các quý ông lắm tiền, nhiều gã bịp đã tung tin huyết lình vô cùng quý để bán giá trên trời. Không ồn ào như cơn sốt rượu rắn, rượu ngâm tay gấu hay sừng tê giác, cơn sốt huyết lình tửu diễn ra âm thầm nhưng rất quyết liệt. Nhiều đại gia đánh tiếng sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng cho mỗi kg huyết lình nhưng dường như "cung" vẫn không thỏa mãn được "cầu" của các quý ông vốn đang chìm sâu trước trào lưu tráng dương bổ thận. |

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 12 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 17 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.