Dịch ghi nhận tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ, 4.025 người tử vong, WHO cảnh báo nguy cơ COVID-19 thành đại dịch
GiadinhNet - Tính đến 7h30 sáng nay (10/3), thế giới có 114.299 người mắc, 4.025 người tử vong, dịch COVID-19 ghi nhận tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố nguy cơ trở thành đại dịch đang ngày càng hiện hữu.
Dịch bệnh có mặt tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ
Tính đến 7h30 sáng nay 10/3, thế giới có 114.299 người mắc, 4.025 người tử vong, dịch COVID-19 ghi nhận tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 12/2019, thế giới đã có 63.990 bệnh nhân được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính với virus.
Tại Trung Quốc đại lục, nơi dịch bệnh khởi phát, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo nước này ghi nhận 80.753 ca nhiễm bệnh, 3.136 trường hợp tử vong và 58.898 ca đã hồi phục và xuất viện.
Tình nguyện viên y tế dọn vệ sinh tại một bệnh viện dã chiến điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 8/3, trước khi bệnh viện này đóng cửa. (Ảnh: THX)
Trên thế giới, đã có 889 ca tử vong ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục, đứng đầu là Italy với 463 ca, tiếp đó là Iran với 237 ca, Hàn Quốc 53 ca, Tây Ban Nha 25 ca, Mỹ 26 ca, 19 ca ở Pháp, Nhật Bản 14 ca (tính cả du thuyền Diamond Princess), 6 ca ở Iraq, 5 ca ở Anh, 3 ca ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), 4 ca ở Hà Lan, 2 ca ở Thụy Sĩ, 2 ca ở Đức...
Tại Hàn Quốc, tính trong cả ngày 9/3, nước này ghi nhận thêm 165 ca nhiễm mới - mức tăng thấp nhất kể từ ngày 26/2, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 7.478 trường hợp. Số ca tử vong tại Hàn Quốc hiện là 53 người.
Hành khách xếp hàng chờ đợi tại quầy làm thủ tục cho chuyến bay khởi hành đến Nhật Bản tại sân bay Gimpo của Seoul vào ngày 8 tháng 3 năm 2020, một ngày trước khi Nhật Bản chuẩn bị tự cách ly 14 ngày đối với những người bay từ Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)
Tính đến tối 9/3, Iran ghi nhận 7.161 ca nhiễm COVID-19 với 237 trường hợp tử vong. Dịch hiện đã lan ra toàn bộ 31 tỉnh, thành nước này, biến Iran thành điểm nóng bùng phát dịch nghiêm trọng chỉ sau Trung Quốc đại lục.
Tại Italy, hiện có 9.172 người nhiễm bệnh và 463 ca tử vong. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh hạn chế ra vào khu vực tâm dịch, gồm toàn bộ vùng Lombardia và 14 tỉnh thuộc Veneto, Emilia Romagna, Piemonte và Marche.
Nhân viên y tế hỗ trợ bệnh nhân tại khu trại tạm bên ngoài bệnh viện Cremona, miền Bắc Italy, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành ở nước này, ngày 4/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lệnh cấm có hiệu lực từ 8/3 - 3/4 nhưng theo lời của Thủ tướng Conte, đây "không phải là lệnh cấm tuyệt đối" mà các hoạt động vẫn diễn ra, tàu điện và máy bay vẫn hoạt động để đáp ứng nhu cầu công việc, tình trạng khẩn cấp và sức khỏe cộng đồng. Trong thời gian này, cảnh sát có quyền ngăn chặn công dân ra vào khu vực tâm dịch, nơi các ca nhiễm COVID-19 vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Trong khi đó, tại Mỹ, tính tới sáng nay, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Mỹ đã lên tới 624 người, trong đó có 26 ca tử vong, và ảnh hưởng tới khoảng 30 bang. Tuy nhiên, trên tài khoản Twitter, Tổng thống Donald Trump vẫn khẳng định: "Chúng tôi đã có một kế hoạch tốt và phối hợp hoàn hảo tại Nhà Trắng trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2".
Tại Pháp, đã có 1.412 ca nhiễm bệnh, 30 người tử vong. Qua một đêm quốc gia này ghi nhận thêm 203 ca mắc mới và thêm 11 ca tử vong.
Ủy ban châu Âu có trụ sở tại thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 9/3 thông báo ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 tại đây. Bệnh nhân là một nữ nhân viên vừa trở về từ Italy và đã được cách ly từ cuối tuần trước để theo dõi tình hình sức khỏe. Đức cùng ngày cũng đã có 2 ca tử vong đầu tiên vì bệnh COVID-19.
WHO cảnh báo nguy cơ COVID-19 thành đại dịch "ngày càng hiện hữu"
Phát biểu trong buổi họp báo tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ hiện virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và mối đe dọa dịch bệnh đã trở nên "rất hiển hiện", song ông nhấn mạnh rằng "đây sẽ là dịch bệnh đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được".
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AFP)
Động thái trên diễn ra sau khi, ngày 9/3, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 trên thế giới đã lên đến 111.557 người, trong khi số ca tử vong là 3.893 người.
Tổng Giám đốc Ghebreyesus chỉ rõ, việc các quốc gia tiếp tục tìm kiếm, xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm và xác minh các mối quan hệ tiếp xúc của họ không chỉ bảo vệ chính người dân của mình, mà còn có thể ảnh hưởng đến những gì diễn ra ở các quốc gia khác và trên toàn cầu. Với việc hành động quyết đoán, các nước có thể làm chậm và ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan, phần lớn những người nhiễm bệnh sẽ phục hồi.
Theo ông Ghebreyesus, WHO đã chia các quốc gia trên thế giới theo 4 nhóm: những nước không có trường hợp nhiễm bệnh, những nước xuất hiện lẻ tẻ các ca nhiễm bệnh, những nước có các nhóm người mắc bệnh và những nước có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu chung là chấm dứt sự lây truyền và ngăn chặn sự lây lan của virus.
Đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu chung là chấm dứt sự lây truyền và ngăn chặn sự lây lan của virus. Ảnh minh hoạ
Với 3 nhóm đầu tiên, các nước cần tập trung vào tìm kiếm, xét nghiệm, điều trị và cách ly các trường hợp riêng lẻ và theo dõi các mối liên hệ của họ. Ở nhóm còn lại, việc làm xét nghiệm với mọi trường hợp nghi ngờ và lần theo các mối quan hệ tiếp xúc của họ trở nên thách thức hơn. Chính quyền các nước này phải hành động để ngăn chặn sự lây nhiễm ở cấp cộng đồng nhằm giảm dịch bệnh xuống cấp độ thành các nhóm có thể quản lý được.
Ông Ghebreyesu chỉ rõ, tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, các nước có sự lây truyền bệnh COVID-19 trong cộng đồng có thể xem xét đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu phơi nhiễm.
Tổng Giám đốc Ghebreyesu khẳng định WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước thuộc cả 4 nhóm trên. Cho đến nay, WHO đã cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cá nhân cho 57 nước và chuẩn bị cung cấp cho 28 nước khác, đồng thời đã cung cấp các thiết bị trong phòng thí nghiệm cho 120 nước...
Minh Trang (th)
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 3 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 4 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 5 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.