Điểm danh những bệnh truyền nhiễm có thể ngăn ngừa bằng vắc xin tại Việt Nam
GiadinhNet - Một số bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản, bại liệt... có thể chủ động ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh.
1. Sởi

Bệnh sởi tuy có thể điều trị tại nhà nhưng có thể diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng.
Sởi là tình trạng nhiễm trùng phổi do virus gây nên. Bệnh có khả năng lây lan cao và dễ phát sinh thành ổ dịch lớn do virus có thể phát tán vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Virus gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường, trên các bề mặt khoảng 2 giờ sau khi dính vào.
Bệnh sởi tuy có thể điều trị tại nhà nhưng có thể diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng nếu bệnh gây ra những biến chứng như: viêm phổi, phù não, thậm chí là tử vong.
Trước khi có vắc xin phòng sởi, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 3 - 4 triệu người mắc bệnh. Trong đó có khoảng 48.000 trường hợp phải nhập viện và 400 - 500 ca tử vong do sởi. 90% người không được tiêm phòng vắc xin sởi sẽ bị lây bệnh nếu ở gần người đang bị sởi.
2. Ho gà
Ho gà cũng là một tình trạng nhiễm trùng phổi. Người bệnh có biểu hiện khó thở, ho dữ dội.
Ho gà là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Khi người bệnh hắt hơi, ho, vi khuẩn có thể phát tán ra ngoài.
Ho gà có thể gây viêm phổi, động kinh, suy hô hấp, thậm chí là ngừng hô hấp dẫn đến tử vong. Vì thế, ho gà là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
3. Cúm
Cúm là bệnh lý rất phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Đây là tình trạng nhiễm virus gây bệnh ở mũi, phổi, hầu họng.
Cúm có thể dễ dàng lây nhiễm khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện khiến nước bọt li ti bắn ra ngoài với khoảng cách lên đến 1,8m mang theo virus gây bệnh. Virus cúm có thể lây nhiễm gián tiếp khi chạm vào các vật dụng của người bệnh rồi lại chạm vào mũi hoặc miệng mình.
Cúm có thể ảnh hưởng nặng đến những người bị đái tháo đường, hen suyễn. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 49.000 trường hợp tử vong do cúm
4. Bại liệt

Virus bại liệt sinh sống ở trong đường ruột của người bệnh.
Virus bại liệt sinh sống ở trong đường ruột của người bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với chất thải của người bệnh.
Bệnh không có những triệu chứng đặc trưng nên rất khó phát hiện sớm. Nếu có thì những biểu hiện ban đầu rất giống cúm và kéo dài trong vài ngày. Bại liệt có thể dẫn đến nhiễm trùng não, liệt, tử vong. Đây được xem là căn bệnh gây hủy hoại đáng sợ nhất ở thế kỷ 20. Việc tiêm phòng vắc xin bại liệt đã giúp tỷ lệ mắc bệnh bại liệt giảm rõ rệt.
5. Nhiễm phế mô cầu
Nhiễm phế mô cầu do vi khuẩn gây ra. Nhiễm phế mô cầu có thể gây viêm tai, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não do virus gây bệnh ảnh hưởng đến não và cột sống.
Bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt, đờm của người bệnh.
Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là ở người trên 65 tuổi. Lây nhiễm: Do tiếp xúc với đàm hoặc nước bọt của người bệnh.
6. Uốn ván
Uốn ván do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn uốn ván được tìm thấy ở đất, phân bón, bụi. Vi khuẩn ngoài môi trường có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở.
Bệnh khiến người bệnh bị cứng hàm, khó thở, co cơ, liệt, thậm chí là tử vong. Tỷ lệ tử vong do uốn ván là khoảng 10 - 20%. Trong đó, chủ yếu là người già trên 60 tuổi hoặc người bệnh có bệnh lý đái tháo đường.
7. Nhiễm não mô cầu

Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt đột ngột kèm theo đau đầu và cứng cổ
Nhiễm não mô cầu do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn gây viêm màng não, nhiễm trùng não, phù nề mô não, cột sống, có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Nhiễm não mô cầu do vi khuẩn kí sinh trong cột sống người bị nhiễm trùng mũi họng gây nên. Bệnh rất dễ lây nhiễm, thậm chí là chỉ cần sống chung với người bệnh hoặc tiếp xúc với các bãi nôn của họ.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt đột ngột kèm theo đau đầu và cứng cổ.
Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 1000 - 1200 ca mắc viêm não mô cầu, kể cả được điều trị thì tỷ lệ tử vong cũng lên đến 15%.
8. Viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B là bệnh lý ở gan do virus viêm gan siêu vi B gây nên.
Virus gây bệnh tồn tại ở trong máu và dịch tiết của người bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục hoặc dùng chung kim tiêm. Phụ nữ mang thai mắc viêm gan siêu vi B có thể truyền sang con. Tỷ lệ lây nhiễm của viêm gan siêu vi B cao gấp 100 lần so với HIV.
Viêm gan siêu vi B có thể tiến triển thành ung thư gan, các bệnh mãn tính ở gan, thậm chí là tử vong.
9. Quai bị
Quai bị do virus gây bệnh khiến người bệnh bị sưng tuyến nước bọt, sốt, đau đầu và đau mỏi cơ, mệt mỏi, chán ăn.
Quai bị lây truyền qua đường hô hấp, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi gây phát tán virus gây bệnh vào không khí.
10. Viêm màng não mủ do Hib (Haemophilus Influenzae Type B)
Viêm màng não mủ do Hib do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây nhiễm trùng phổi (viêm phổi), nhiễm trùng não hoặc cột sống (viêm màng não), nhiễm trùng máu, xương cũng như các khớp.
Một số trường hợp, vi khuẩn Hib sống trong mũi hoặc họng nhưng không có biểu hiện bệnh. Khi người đó ho hoặc hắt hơi khiến vi khuẩn vào không khí, gây nguy cơ lây bệnh. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ.
Để tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế trên cả nước để đăng ký tiêm phòng dịch vụ hoặc ttheo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
K.N (th)

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 4 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 4 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 4 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 4 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.