Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều chưa biết về ca ghép tạng “xuyên Việt” hy hữu

Thứ tư, 09:03 09/09/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bốn ngày qua, kỳ tích mà các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) lập được khiến người dân cả nước nức lòng. Thành công của ca ghép tim, gan từ người chết não được vận chuyển bằng đường hàng không cách 1.700km không chỉ là niềm hạnh phúc được “tái sinh” của hai bệnh nhân và gia đình mà còn là niềm tự hào về nỗ lực của cán bộ y tế nước nhà, là niềm hi vọng nhân lên của hàng nghìn mảnh đời khác đang mỏi mòn chờ ghép tạng…

 

Sáng 8/9, sau ca phẫu thuật, bệnh nhân H đã có thể tự ăn uống nhẹ và nói chuyện được.  	Ảnh: P.V
Sáng 8/9, sau ca phẫu thuật, bệnh nhân H đã có thể tự ăn uống nhẹ và nói chuyện được. Ảnh: P.V

 

Hơn 100 y, bác sĩ “căng mình” cho ca phẫu thuật

Ngày 7/9, hình ảnh anh Nguyễn Văn H (40 tuổi, ở Hà Nội) – người được ghép tim - nở nụ cười và vẫy tay chào mọi người từ giường bệnh phòng hồi sức khiến tất cả những ai có mặt đều rưng rưng. Anh H cố kìm nén dòng nước mắt lưng tròng. Không khóc sao được khi anh vừa được “tái sinh”, bởi trước đó, anh đã có những tháng ngày chiến đấu với bệnh giãn cơ tim nặng, sự sống chỉ tính bằng ngày. Để ghép được tim cho anh, ghép gan cho bệnh nhân Trần Ngọc H (59 tuổi, cũng ở Hà Nội,) bị ung thư gan và xơ gan giai đoạn cuối, các y, bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đã phối kết hợp nhịp nhàng và thực hiện được những điều phi thường!

Để phục vụ cho ca phẫu thuật này, hơn 100 y, bác sĩ đã được chia theo nhiều kíp khác nhau: Kíp ghép tạng, lấy tạng, kíp lo thủ tục an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài…

17h30 ngày 4/9, hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo có bệnh nhân chết não đồng ý hiến tạng, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy khối tim, gan ra khỏi bệnh nhân này. Ngay lập tức, khối tạng được quấn gạc, bỏ vào túi nilon chứa dung dịch đặc biệt rồi bao đá xung quanh và đưa thẳng tới sân bay Tân Sơn Nhất.

Song song với thời điểm lấy tạng, một nhóm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với Cục Hàng không làm thủ tục an ninh lên máy bay. Đến 21h, chuyến bay từ TPHCM đi Hà Nội mới cất cánh. Lúc này, một xe cấp cứu tại đầu Hà Nội đã được chuẩn bị sẵn sàng tại sân bay, đưa khối tim, gan về Bệnh viện Việt Đức lúc 23h30 ngày 4/9, tới thẳng phòng mổ, khi đó đã có hơn 60 y, bác sĩ sẵn sàng thực hiện ca ghép tim, gan xuyên đêm.

Tiết kiệm từng phút

GS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch - Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức), người trực tiếp tham gia hành trình đi mổ nhận tạng từ TP HCM chia sẻ: Song song với việc phân chia nhiệm vụ từng kíp bác sĩ, ai nấy đều “vặn hết tốc lực” nhằm tiết kiệm tối đa thời gian. Nhóm bác sĩ vận chuyển tạng từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra sân bay phải tranh thủ từng giây, từng phút, thực phẩm lót dạ chỉ là ổ bánh mỳ được chuẩn bị trên xe cứu thương. “Chúng tôi vẫn mặc nguyên quần áo phòng mổ, sau đó lên ôtô mới kịp thay quần áo”, GS Nguyễn Hữu Ước nói.

Nhờ sự phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn giữa các “đầu cầu”, thời gian tính từ lúc gan, tim được lấy ra đến khi được ghép xong chỉ chưa đầy 7 tiếng. Thời gian bảo quản tim, gan khoảng 6-7 tiếng, vẫn đúng quy trình của quốc tế với điều kiện bảo quản hết sức chặt chẽ. Trong suốt khoảng thời gian này, hai “đầu cầu” Hà Nội và TP HCM liên tục thông tin cho nhau biết tiến độ để tiến hành các chuẩn bị, phẫu thuật cần thiết.

Nhiều bộ, ngành hỗ trợ

GS.TS Nguyễn Hữu Ước kể lại: Trưa 4/9, khi có kết quả khẳng định chắc chắn người hiến tạng tại TP HCM đã chết não hoàn toàn, lập tức 6 bác sĩ, trong đó có 2 chuyên gia đầu ngành là GS Trịnh Hồng Sơn (Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) và GS Nguyễn Hữu Ước lập tức lên đường bay vào TP HCM nhận tạng. Tuy nhiên, chuyến bay gần nhất không còn chỗ trống, chuyến kế tiếp phải chờ đến 16h chiều, như thế thì quá muộn! Kíp bác sĩ làm nhiệm vụ vẫn quyết định đến sân bay tìm mọi cách để có thể lên được máy bay sớm nhất. May mắn là chuyến bay gần nhất có 6 người hủy không đi, đủ chỗ cho đoàn bác sĩ. Cả đoàn lập tức lên đường sớm hơn hai tiếng so với lịch trình bay bình thường.

Ngoài ra, sau khi đoàn vận chuyển tạng về tới sân bay Nội Bài, một xe cấp cứu đã được chuẩn bị sẵn sàng, được Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài tạo điều kiện đưa thẳng về Bệnh viện Việt Đức không qua thủ tục an ninh.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép tạng “xuyên Việt”, “xuyên đêm”, vận chuyển bằng đường hàng không. Theo PGS . TS Nguyễn Tiến Quyết, công tác tại Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, thành công của ca ghép là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Bệnh viện Chợ Rẫy - Trung tâm Điều phối Quốc gia ghép tạng (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) và sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an.

Giả định cả những tình huống xấu

BS Đào Kim Dung- người tham gia ca phẫu thuật, mấy ngày sau vẫn chưa hết hồi hộp khi đọc lại từng tin nhắn thông báo hành trình cũng như những cuộc gọi điện thoại của mọi người với nhau.

“Tối hôm đó, các bác sĩ còn bảo chúng tôi, nếu chẳng may tạng không về kịp thì liên lạc với khoa chẩn đoán hình ảnh để chiếu xạ khối u gan cho bệnh nhân. Các phương pháp dự phòng cũng đã được tính đến”, BS Dung kể.

Còn theo GS Hồng Sơn, điều kíp vận chuyển tạng lo lắng nhất là hành trình bị kéo dài quá lâu, tạng bị hoại tử tế bào, không thể ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất may mắn khi làm xét nghiệm tại Bệnh viện Việt Đức, các chuyên gia sinh thiết khẳng định không có tế bào hoại tử.

 

Chi phí cho 2 ca ghép tạng rẻ bằng 1/5 so với nước ngoài

PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết cho hay, ban đầu ca ghép gan dự định cho một bệnh nhân 32 tuổi bị xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, khi kiểm tra kĩ, các bác sĩ phát hiện đã có di căn lên phổi nên không thể tiến hành. Khối gan sau đó được ghép cho bệnh nhân Trần Ngọc H (59 tuổi). Anh là người đứng thứ hai trong danh sách chờ ghép gan.

Sáng 8/9, 2 bệnh nhân đã có thể tự ăn uống nhẹ và nói chuyện được. Chi phí 2 ca ghép tạng nói trên chỉ rẻ bằng 1/5 so với nước ngoài với giá khoảng 600 triệu - 1 tỷ đồng. Được biết, ngoài hiến tim, gan cho 2 bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức, người chết não (32 tuổi, không may bị tai nạn trong sinh hoạt) còn hiến 2 quả thận để ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện sức khỏe 2 bệnh nhân được ghép thận này diễn tiến khả quan, các chỉ số sinh hóa ổn định.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 3 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 3 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 3 ngày trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Top