Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước ấm mỗi sáng?

Thứ bảy, 07:15 04/01/2025 | Sống khỏe

Uống nước ấm vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần kết hợp thói quen này với một lối sống khoa học và lành mạnh.

1. Hỗ trợ tiêu hóa: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh tiêu hóa và Vận động cho thấy nước ấm cải thiện vận động dạ dày và ruột, giảm các triệu chứng như đầy hơi và táo bón. Uống nước ấm khi bụng đói có thể kích hoạt enzyme tiêu hóa và chuẩn bị cho dạ dày tiếp nhận bữa ăn trong ngày.

2. Cải thiện tuần hoàn máu: Nước ấm có thể cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và việc cung cấp oxy cho các mô. Nghiên cứu từ tạp chí Sinh lý học Mỹ nhấn mạnh vai trò của nhiệt độ trong thúc đẩy giãn nở mạch máu, yếu tố quan trọng để duy trì huyết áp ổn định.

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước ấm mỗi sáng? - Ảnh 1.

Nước ấm có nhiều tác dụng với cơ thể. Ảnh minh họa: Pexels

3. Thải độc cơ thể: Uống nước ấm làm tăng nhẹ thân nhiệt, kích thích quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể. Điều này có thể cải thiện chức năng thận và thúc đẩy bài tiết chất thải. Thêm một lát chanh vào nước ấm để tăng cường tác dụng thải độc nhờ chất chống oxy hóa và vitamin C.

4. Giảm táo bón: Nước ấm có thể là một biện pháp nhẹ nhàng để giảm táo bón bằng cách kích thích nhu động ruột. Đại tràng được cấp đủ nước sẽ duy trì chức năng ruột mượt mà.

5. Hỗ trợ giảm cân: Mặc dù không phải là giải pháp có tác dụng tức thì nhưng uống nước ấm có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách tăng cường trao đổi chất và giảm cảm giác thèm ăn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa ghi nhận quá trình sinh nhiệt do uống nước có thể góp phần đốt cháy calo. Ngoài ra, uống nước trước bữa ăn có thể giảm khẩu phần ăn bằng cách tạo cảm giác no.

6. Làm dịu hệ thần kinh: Độ ấm của nước giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu hệ thần kinh, tạo cảm giác thư thái tự nhiên. Bạn nên nhấp từng ngụm nước ấm chậm rãi để tận hưởng tác dụng làm dịu, đặc biệt khi kết hợp với hít thở sâu.

7. Cải thiện sức khỏe làn da: Nước ấm có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh, sáng mịn nhờ cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ thải độc. Tuần hoàn máu tốt hơn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào da, trong khi hydrat hóa duy trì độ đàn hồi và ngăn ngừa tình trạng khô da.

Lưu ý khi uống nước ấm

- Nhiệt độ phù hợp: Đảm bảo nước ấm nhưng không quá nóng để tránh gây bỏng hoặc khó chịu (khoảng 37-43 độ C).

- Uống có chừng mực: Mặc dù nước ấm mang lại nhiều lợi ích nhưng uống quá nhiều khiến bạn đi tiểu thường xuyên và mất cân bằng khoáng chất.

- Không phải phương pháp chữa bệnh toàn năng: Uống nước ấm chỉ là một phần trong lối sống lành mạnh, cần được kết hợp với chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục thường xuyên.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sốt cao, mệt mỏi, người phụ nữ 39 tuổi nguy kịch, tiên lượng nặng vì mắc căn bệnh này

Sốt cao, mệt mỏi, người phụ nữ 39 tuổi nguy kịch, tiên lượng nặng vì mắc căn bệnh này

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân đến viện khám vì sốt cao, mệt mỏi, điều trị không đáp ứng. Sau đó, bệnh nhân rối loạn ý thức, suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, tiên lượng nguy kịch.

Giải phóng cho người phụ nữ bị phù tay voi sau phẫu thuật ung thư vú

Giải phóng cho người phụ nữ bị phù tay voi sau phẫu thuật ung thư vú

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, nạo vét hạch và xạ trị, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với di chứng phù bạch mạch cánh tay. Đây là một biến chứng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thông tin mới nhất về chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son

Thông tin mới nhất về chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Chấn thương của Xuân Son khiến anh bị gãy 2 đoạn xương ống đồng chân phải và rời xa sân cỏ trong 5-8 tháng. Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào quá trình phẫu thuật và tập hồi phục của tiền đạo này.

8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'

8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'

Sống khỏe - 5 giờ trước

Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thường được gắn với tên gọi 'siêu thực phẩm'. Vậy đó là những loại thực phẩm nào?

Sáng ngủ dậy, uống ngay cốc nước mật ong pha cùng loại củ rẻ tiền này còn tốt hơn thuốc bổ

Sáng ngủ dậy, uống ngay cốc nước mật ong pha cùng loại củ rẻ tiền này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Trong những ngày rét đậm, kết hợp uống nước mật ong gừng ấm sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...

Người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa bị hôn mê sâu, nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại hạt chứa chất kịch độc chữa viêm dạ dày

Người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa bị hôn mê sâu, nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại hạt chứa chất kịch độc chữa viêm dạ dày

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi uống nhầm hạt mã tiền để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa ngừng thở, ngừng tim, tổn thương não nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu.

Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe

Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Loại rau này không cần trồng vẫn mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như ven sông, suối, ruộng nước. Mặc dù có vị cây đặc trưng hơn cả ớt nhưng đây lại là một vị thảo dược cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và người có sức đề kháng kém.

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chủ động theo dõi, giám sát và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng chuyên gia tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Top