Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều hòa đường huyết bằng rượu vang đỏ và trà

Thứ tư, 08:45 11/06/2008 | Sống khỏe

Lượng đường huyết của những người bị bệnh ĐTĐ type 2 sau bữa ăn 2 giờ nằm trong phạm vi từ 7,1 - 10,0 mmol/L thì tốt, trong phạm vi từ 10,1 đến 13 mmol/L thì còn chấp nhận được nhưng nếu vượt quá 13 mmol/L thì không thể chấp nhận được.

Trong trường hợp này người bệnh phải dùng thuốc hạ đường huyết và điều chỉnh bữa ăn (giảm lượng thức ăn sinh đường).
Tuy nhiên có một biện pháp khống chế lượng đường huyết sau bữa ăn khá hiệu quả là sử dụng rượu vang và trà.
 
Các nghiên cứu khoa học cho biết rượu vang và trà có thể ức chế hoạt tính của một enzyme có tên là alpha-glucosidase, enzyme này kích thích sự hấp thu glucose của ruột non. Uống một chút rượu vang đỏ trong bữa ăn và vài chén trà sau bữa ăn sẽ làm chậm sự hấp thu đường từ thức ăn qua vách ruột vào máu.
 

Sử dụng rượu vang và trà để khống chế lượng đường huyết. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên cần chú ý rằng tác dụng ức chế enzyme alpha-glucosidase khác nhau theo với loại rượu, rượu vang đỏ có tác dụng ức chế enzyme mạnh hơn rượu vang trắng 5 lần.

Trong các loại trà (trà xanh, đen, trắng và ô long) thì trà đen có tác dụng ức chế enzyme mạnh nhất sau đó đến trà trắng và trà ô long.

Ngoài tác dụng trên, các nhà khoa học còn cho biết rằng rượu vang chứa nhiều chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, có tác dụng quét các gốc tự do làm tổn hại tế bào, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư, thoái hóa thần kinh và bệnh tim mạch.

Giống như vang đỏ, trà cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện trí nhớ và sự minh mẫn, hạ thấp cholesterol và mỡ máu, giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và buồng trứng, đặc biệt giảm nguy cơ đái tháo đường type 2.
 
Một thành phần trong trà có tên là epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng ngăn ngừa bệnh vẩy nến, ung thư tuyến tiền liệt và khối u kết tràng. Một vài nghiên cứu gần đây cũng thấy EGCG có thể cải thiện thành tích luyện tập, tăng sự oxy hóa mỡ, ngăn ngừa lên cân và béo phì.

Như vậy việc dùng rượu vang đỏ và trà để khống chế lượng đường huyết sau bữa ăn có nhiều lợi ích đối với những người bị bệnh ĐTĐ type 2. Tuy nhiên không nên lạm dụng chúng, nhất là lạm dụng rượu vang đỏ. Rượu vang đỏ chứa cồn, nếu dùng nhiều rượu vang, cồn trong rượu sẽ gây độc thần kinh, gây độc cho não và gây tác hại cho những người bệnh có huyết áp cao, bệnh tim mạch, thừa cân, cao cholesterol.

Cũng cần chú ý các biện pháp khác để khống chế lượng đường huyết, đó là tập luyện (tập luyện thường xuyên có tác dụng ổn định lượng đường huyết và giúp cho tế bào cơ thể có thể có đáp ứng tốt đối với insulin) và ăn uống hợp lý (hạn chế hạt và đường, tăng rau xanh, tăng thức ăn giầu đạm như thịt, cá, đậu phụ ...).
 
Theo GS Vũ Duy Giảng
Nông nghiệp Việt Nam
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 5 giờ trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 16 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 19 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 20 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Top