Điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS thông qua bảo hiểm y tế: Xóa bỏ rào cản tâm lý
GiadinhNet - Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chủ trương, chính sách về an sinh xã hội quan trọng với người dân. Người nhiễm HIV cần được thụ hưởng các chính sách này như mọi công dân khác vì họ có thể mắc nhiều bệnh khác ngoài HIV, thậm chí tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, do ảnh hưởng của HIV/AIDS và tác dụng phụ của thuốc nên cần được chăm sóc toàn diện qua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những rào cản khiến nhiều người nhiễm HIV chưa tiếp cận được với BHYT.

Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT bình quân chỉ đạt khoảng 40%. Ảnh: P.V
Cứu cánh cho người nhiễm HIV
Tại Việt Nam, điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV đã được triển khai hơn 20 năm nay, hoàn toàn miễn phí từ nguồn thuốc viện trợ hoặc thuốc mua từ ngân sách nhà nước. Đến nay Việt Nam đang điều trị cho hơn 116.000 người nhiễm HIV. Kết quả này góp phần rất lớn đến việc ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS cũng như nâng cao sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong, giảm sự lây nhiễm HIV tại cộng đồng.
Việc nhận dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS toàn diện và miễn phí đã thành thói quen của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, trước bối cảnh Việt Nam bị cắt giảm viện trợ và sẽ hết hẳn nguồn thuốc viện trợ trong thời gian không xa, BHYT sẽ là cứu cánh cho người nhiễm HIV để tiếp tục điều trị với sự đồng chi trả như các bệnh thông thường khác. Người tham gia BHYT nhiễm HIV và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được quỹ BHYT chi trả: Thuốc (bao gồm cả thuốc ARV), hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT; xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh con theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh (trừ chi phí xét nghiệm HIV đối với người hiến bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn); xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả); điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội...
Tâm tư người trong cuộc
Với nhiều lợi ích như vậy nhưng hiện nay, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT bình quân chỉ đạt khoảng 40%. Để tìm hiểu những lý do người nhiễm chưa tham gia BHYT, mới đây mạng lưới người nhiễm HIV trên cả nước đã tổ chức hội thảo tham vấn "Người nhiễm HIV tiếp cận BHYT- Khó khăn và giải pháp". Đông đảo đại diện các nhóm tự lực, các tổ chức dựa vào cộng đồng của nhóm người dễ bị tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao đã đến dự và nói lên tiếng nói của mình.
Ông N.H.M- một người nhiễm HIV chia sẻ: Một bộ phận không nhỏ người nhiễm HIV chưa hiểu đầy đủ về lợi ích và sự cần thiết tham gia BHYT. Các cơ quan chức năng rất cần tăng cường tư vấn, truyền thông về lĩnh vực này trong thời gian tới. Một số người đã hiểu về lợi ích, sự cần thiết của BHYT rồi, song lại thiếu thông tin về thủ tục, cách thức để mua BHYT. Đến đâu, cần những giấy tờ gì, có thể mua BHYT 6 tháng hay bắt buộc mua cả năm?…điều đó cũng làm "chùn bước" người nhiễm HIV vì họ sẵn có tính e ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính.
Một lý do lớn nhất là đối tượng nhiễm HIV chủ yếu là người nghèo, thu nhập không ổn định việc mua BHYT theo hộ gia đình làm cho họ không đủ khả năng chi trả. Nhiều người lo sợ nếu tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị phát hiện và bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Một số ít người nhiễm HIV đã hiểu được sự cần thiết và sẵn sàng mua BHYT nhưng họ lại thiếu giấy tờ tùy thân đặc biệt là những người mới ra trại, người không có nơi tạm trú.
Song song với đó, người nhiễm HIV còn có những e ngại khi có BHYT đi khám, chữa bệnh phải đưa giấy tờ chứng minh nhân thân sẽ bị lộ danh tính, đặc biệt là người đang làm trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp, lực lượng vũ trang. Việc chưa kiện toàn được 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS có khả năng khám, chữa bệnh BHYT cũng là nguyên nhân làm người bệnh ở những địa phương đó chưa quyết tâm tiếp cận với BHYT.
Từ những ý kiến trên, các cơ quan chức năng sẽ xem xét để tháo gỡ một cách tối đa những thủ tục hành chính không cần thiết và mở ra những cơ chế đặc thù nhằm tạo cơ hội để người nhiễm HIV chủ động tham gia BHYT.
Để người nhiễm HIV hiểu hơn về BHYT
Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 35 - 40% người nhiễm HIV tham gia BHYT. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gần 70% bệnh nhân còn lại sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí điều trị bằng thuốc ARV, khi mà các tổ chức quốc tế ngưng tài trợ loại thuốc này cho Việt Nam.
Các bệnh nhân nhiễm HIV thường xuyên được tư vấn về lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế. Trong khi đó, khi nhiễm HIV, họ sẽ phải đối mặt với các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Tuy nhiên, những người nhiễm HIV vẫn không muốn mua vì họ sợ bị kỳ thị và chưa hiểu về bảo hiểm y tế. Được biết, cả nước có khoảng 130.000 bệnh nhân nhiễm HIV được đang điều trị thuốc ARV miễn phí. Chi phí thấp nhất cho việc điều trị HIV hiện nay là khoảng hơn 4 triệu đồng/năm/ người. Đối với bệnh nhân kháng thuốc, chi phí điều trị tăng lên gấp 7 - 8 lần. Như vậy, nếu không có thẻ BHYT, người nhiễm HIV sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để điều trị bằng thuốc ARV.
Yến Thảo

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 5 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 6 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 6 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.