Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị HIV bằng thuốc ARV cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Thứ sáu, 10:04 16/08/2024 | Dân số và phát triển

Thuốc ARV là thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều trị để đạt hiệu quả tối ưu.

Sử dụng thuốc ARV mang lại lợi ích gì cho người nhiễm HIV

Theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), liệu pháp kháng virus (ART) là phương pháp điều trị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) bằng cách kết hợp các loại thuốc kháng virus (ARV). Thuốc ARV không 'tiêu diệt' HIV nhưng ngăn HIV sinh sôi và phá hủy các tế bào CD4 (tế bào bạch cầu trung gian) chống lại nhiễm trùng.

Tế bào CD4 là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch vì chúng chống lại virus, nhiễm trùng, từ đó giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng và ung thư.

Mặc dù thuốc ARV không thể chữa khỏi HIV nhưng ARV ngăn chặn HIV gây tổn thương cho cơ thể. Phát hiện sớm HIV và bắt đầu dùng ARV ngay lập tức sẽ giúp người bệnh sống chung với HIV như một bệnh lý mạn tính.

Bên cạnh đó, những người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV có tuổi thọ cao hơn so với những người không dùng ARV.

Hơn nữa, nếu người bệnh dùng thuốc điều trị HIV (thuốc ARV) một cách đều đặn, tải lượng virus sẽ rất thấp hoặc không phát hiện được, điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình và con cái trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú.

ARV_ADHERENCE-100-1024x576

Sử dụng thuốc ARV mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người nhiễm HIV.

Điều trị HIV bằng thuốc ARV cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu, nguyên giảng viên Bộ môn truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội cho biết, nguyên tắc quan trọng nhất khi điều trị HIV bằng thuốc ARV là tuân thủ chính xác về liều lượng và thời gian dùng thuốc đã được bác sĩ chỉ định.

Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý thay đổi các loại thuốc đã được chỉ định mà phải sử dụng đúng loại thuốc đó, ngay cả khi có thuốc khác cùng hoạt chất . Người bệnh cũng không được tự ý tùy tiện điều chỉnh liều lượng dùng thuốc, kể cả khi quên một liều thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ có thực hiện liều bổ sung hay không.

Khi uống thuốc ARV người bệnh bắt buộc phải uống cả viên, không được bẻ hay nghiền nhỏ.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tái khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm theo dõi sức khỏe cũng như đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ARV để điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết, giúp phát huy tối đa lợi ích của ARV.

Không tuân thủ nguyên tắc khi điều trị bằng thuốc ARV gây hậu quả gì?

Việc sử dụng thuốc ARV có thể giúp giảm tải lượng virus, chống nhiễm trùng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chúng có thể kiểm soát sự phát triển của virus, cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm chậm hoặc ngăn chặn các triệu chứng, ngăn ngừa lây truyền HIV cho người khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ARV phải được điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Liều lượng thuốc ARV sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhiễm virus trong cơ thể, số lượng tế bào CD4, các bệnh hoặc tình trạng sức khỏe khác mà người bệnh có thể đã mắc phải (bao gồm nhiễm trùng lao, bệnh thận, bệnh gan, viêm gan B …), các thuốc đang sử dụng hay các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc ARV...

Nếu liều lượng thuốc không đúng hay người bệnh không tuân thủ nguyên tắc điều trị như bỏ lỡ liều sẽ gây nguy cơ phát triển các chủng HIV kháng thuốc, giảm tác dụng của thuốc ARV và người nhiễm vẫn có thể lây truyền HIV cho người khác.

Ngoài ra, nếu ngưng sử dụng thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS sẽ làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn, nhanh chuyển sang giai đoạn AIDS và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.

Lê Mỹ Giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Top